Nếu thân nhiệt con người là 37 độ, tại sao một ngày hè 37 độ vẫn khiến ta thấy nóng bức đến vậy?

Vào mùa hè, nhiệt độ chạm đến ngưỡng 37 độ C đã có thể khiến bạn phải kêu trời lên vì nóng. Nhưng ngược lại, bạn có bao giờ thấy ông Trời kêu mình không khi thân nhiệt của bạn lúc nào chẳng ở ngưỡng 37 độ C?

Trừ khi con số tăng lên thêm 3 độ. Bạn sẽ có nguy cơ về chầu trời nếu nhiệt độ cơ thể tăng đến 40 độ C mà không thể hạ xuống. Sự thật là chỉ có một số ít vận động viên ưu tú trên thế giới (chẳng hạn như những tay đua tham gia giải Tour de France) có thể sống sót trong thân nhiệt 40 độ này.

Nhưng quay trở lại với con số 37 của đa số người bình thường: Khi thân nhiệt của chúng ta và nhiệt độ ngoài trời là bằng nhau, tại sao bạn vẫn thấy cực kỳ nóng nực và khó chịu?


Bạn sẽ có nguy cơ về chầu trời nếu nhiệt độ cơ thể tăng đến 40 độ C mà không thể hạ xuống.

Chúng ta là những sinh vật máu nóng, không phải thằn lằn

Như bạn đã biết, con người chúng ta thuộc vào nhóm thứ 2.

Để có thể duy trì được thân nhiệt lúc nào cũng ở ngưỡng 37 độ C, cơ thể chúng ta liên tục phải tự đốt nóng mình thông qua quá trình trao đổi chất. Bạn có thể hình dung mỗi tế bào trong cơ thể mình giống như một lò phản ứng hóa học nhỏ. Và chúng chạy liên tục 24/7, liên tục tạo ra nhiệt, bất kể bạn đang làm gì, ngồi một chỗ nghỉ ngơi, đi dạo, tập thể dục cường độ mạnh hay khi bạn cầm điện thoại đọc bài báo này.

Ngay cả khi bạn ngủ, các tế bào não của bạn vẫn hoạt động và cơ thể bạn vẫn trao đổi chất, vẫn tiêu hóa thức ăn, hô hấp và tuần hoàn máu. Tất cả các quá trình đang diễn ra ấy vẫn sinh nhiệt. Khoảng nhiệt tối đa mà cơ thể bạn có thể hạ xuống nhờ giảm thiểu các quá trình trao đổi chất là 1 độ C. Nghĩa là khi ngủ, thân nhiệt thấp nhất của cơ thể bạn vẫn là 36 độ.


Ngay cả khi bạn ngủ, các tế bào não của bạn vẫn hoạt động.

Nếu bằng cách nào đó mà nhiệt độ trong cơ thể bạn hạ xuống dưới ngưỡng 35 độ C, một tình trạng y tế được gọi là hạ thân nhiệt sẽ xảy ra. Nó khiến tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể bạn không thể hoạt động bình thường. Nếu không được điều trị, hạ thân nhiệt có thể dẫn đến suy tim và suy hô hấp, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Một lời cảnh báo là bạn hoàn toàn có thể bị hạ thân nhiệt khi ngủ với điều hòa. Tôi đã từng nằm đè lên điều khiển điều hòa khi đang ngủ và khiến nhiệt độ phòng đột nhiên bị hạ xuống tới 16 độ C.

Thật may mắn, cơ thể con người luôn có những cơ chế tự vệ trong vô thức, khi thân nhiệt bị hạ quá nhiều, phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là kéo chăn hay bất cứ thứ gì có thể làm ấm vào người. Nhưng ngay cả khi một lớp chăn mỏng mùa hè không thể sưởi ấm bạn thêm nữa, nó sẽ đánh thức bạn dậy.

Quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh lên, cơ bắp bạn co giật và run lên liên tục để sinh nhiệt sưởi ấm. Hoặc đơn giản là não bộ bạn cần phải tìm ra cách để thoát ra khỏi môi trường lạnh lẽo đó.

Chúng ta không phải loài thằn lằn có thể thản nhiên phơi nắng vào giữa trưa hay chịu đựng cái lạnh trong đêm ở đầm lầy. Tôi biết cách duy nhất để giúp mình sống sót và ngủ trở lại là tìm cái điều khiển điều hòa và tăng nó trở lại ngưỡng 24 độ.


Quá trình trao đổi chất được đẩy mạnh lên, cơ bắp bạn co giật và run lên liên tục để sinh nhiệt sưởi ấm.

Tại sao nhiệt độ ngoài trời là 37 độ C mà vẫn khiến chúng ta khó chịu?

Bây giờ bạn đã có thể suy luận một chút để trả lời câu hỏi này. Khi chúng ta nói nhiệt độ cơ thể mình là 37 độ C trong mùa hè, thực ra là chúng ta đang liên tục phải chạy máy làm mát để duy trì ngưỡng thân nhiệt đó.

Quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta luôn sinh nhiệt tương đương một cỗ máy 400 watt. Và nếu không làm mát kịp thời, thân nhiệt của bạn sớm muộn cũng tăng lên vài độ đến ngưỡng gây tử vong.

Để làm mát, cơ thể sử dụng 4 cỗ máy chính:

Thật không may, vào mùa hè, khi nhiệt độ môi trường tăng lên tới 37 độ C, nó sẽ triệt tiêu cỗ máy làm mát mạnh nhất là từ bức xạ. Khi nhiệt độ ngoài trời bằng thân nhiệt của bạn, cơ thể sẽ không thể truyền nhiệt ra bên ngoài được nữa.

Cỗ máy làm mát số 4 bị tắt hoàn toàn khiến cỗ máy số 3 phải làm việc tăng công suất. Bạn sẽ phải đổ mồ hôi nhiều hơn để có thể làm mát cơ thể xuống ngưỡng 37 độ (Hãy chú ý uống nước nhiều hơn để có thể duy trì cỗ máy làm mát này).

Hoặc bạn sẽ phải vào phòng điều hòa để khởi động lại cỗ máy làm mát số 4, hoặc bật quạt, đi tắm để khởi động thêm cỗ máy số 2. Còn cỗ máy làm mát số 1 về cơ bản không giúp gì được nhiều.


Nhiệt độ môi trường mà cơ thể thấy thoải mái nhất nằm trong khoảng 18-24 độ C.

Vậy là một cỗ máy làm mát bị vô hiệu hóa, khiến một cỗ máy làm mát phải hoạt động tăng công suất chính là lý do đơn giản khiến bạn cảm thấy khó chịu, ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời đang bằng ngưỡng thân nhiệt của bạn.

Một tip nhỏ: Đó là cơ thể bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi tốc độ làm việc của cỗ máy số 4 ngang bằng với tốc độ sinh nhiệt của cơ thể. Khi đó, bạn sẽ không phải khởi động thêm cỗ máy số 3, thứ khiến bạn toát mồ hôi nhớp nháp để làm mát.

Các nghiên cứu cho thấy mức chênh lệch nhiệt tối ưu cho bức xạ từ cơ thể với hoạt động trao đổi chất của nó là từ 13-19 độ. Điều đó có nghĩa là nhiệt độ môi trường mà cơ thể thấy thoải mái nhất nằm trong khoảng 18-24 độ C. Hãy nhớ hai con số này để chỉnh điều hòa trong mùa hè này nhé.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất