New York, London và Paris sẽ "tận thế" trong 45 năm tới?

Hậu quả kinh hoàng do sự biến đổi khí hậu không ngừng nghỉ dưới tác động của con người, dự kiến sẽ trở thành hiện thực vào cuối thập kỷ này và có thể khiến các thành phố lớn trên thế giới như New York, London và Paris không thể cư trú được nữa trong vòng 45 năm tới, theo một nghiên cứu mới.

>>> Nhiệt độ Trái Đất tăng 0,3-4,8 độ C trong thế kỷ này

Các chuyên gia đến từ Đại học Hawaii (Mỹ) phỏng đoán, Trái đất đang trên đà tiến tới "ngày tận thế" vì sự biến đổi khí hậu do chính con người tạo ra. Cuộc khủng hoảng nhân đạo có thể xảy ra khi hàng trăm triệu người tị nạn vượt biên trái phép ồ ạt để tránh những hậu quả nghiêm trọng của việc tăng nhiệt độ quá mức, khiến sự sống ở nhiều khu vực trên Trái đất bị tuyệt diệt.

Và khi đồng hồ tận thế đang điểm, với các dấu hiệu thay đổi đầu tiên dự kiến xuất hiện vào cuối thập kỷ này, nhóm nghiên cứu tuyên bố, hiện đã quá muộn để đảo ngược viễn cảnh tồi tệ và con người cần phải chuẩn bị đương đầu với một thế giới có năm lạnh nhất thậm chí sẽ ấm hơn thời điểm nóng nhất trong lịch sử tồn tại đã có của chúng ta.

Trong thực tế, nghiên cứu mới đăng tải trên website của tạp chí Nature nhận định, ngay cả khi con người huy động mọi nguồn lực để ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động thải khí gây hiệu ứng như hiện nay, sự biến đổi khí hậu cực điểm là không thể trạnh khỏi và chỉ có thể bị trì hoãn trong một thời gian nhất định.

New York, London và Paris sẽ tận thế trong 45 năm tới?
Bản đồ mô tả thời điểm các thành phố sẽ phải hứng chịu hậu quả của sự biến đổi khí hậu khắc nghiệt trong thời gian tới nếu chúng ta không kìm giữ khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngay hôm nay. (Ảnh: suaranasionalnews.com)

Mọi thứ sẽ vẫn xảy ra theo lộ trình và thành phố New York dự kiến sẽ bắt đầu chứng kiến nền nhiệt mới, làm thay đổi đáng kể cuộc sống của con người vào năm 2047, Los Angeles vào năm 2048 và London vào năm 2056. Tuy nhiên, nếu khí thải gây hiệu ứng nhà kính độc hại được kìm giữ ổn định như hiện nay, New York sẽ có thể tránh được các thay đổi này cho mãi tới năm 2072 và London là mãi tới năm 2088.

Nhà sinh vật học Camilo Mora, người đứng đầu nghiên cứu, tính toán rằng, vào năm 2043, 147 thành phố, tức là hơn một nửa số thành phố được xem xét, sẽ chuyển sáng chế độ nhiệt cao hơn mức kỷ lục ghi nhận trước đó của chúng.

Nhóm của ông Mora đã có một cách tiếp cận khác biệt những nhà khoa học khí hậu hiện nay trong nghiên cứu các con số thống kê khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Trong khi hầu hết các chuyên gia khác tập trung vào khí hậu đang ấm nóng lên nhanh chóng ở vùng cực và những ảnh hưởng tới thiên nhiên hoang dã như gấu Bắc cực hay mực nước biển, nhóm của ông Mora lại quan tâm đến những tác động đối với con người, đặc biệt là tại vùng nhiệt đới, nơi cư trú của đa phần dân số thế giới và họ ít gây ra sự biến đổi khí hậu nhất.

Ông Mora và các cộng sự tiên đoán, "tâm chấn" của sự nóng lên toàn cầu sẽ là các vùng nhiệt đới, nơi hứng chịu hậu quả chủ yếu của những thay đổi ban đầu, với nền nhiệt độ sẽ tăng lên đang kể ở khu vực Manokwari, Indonesia vào năm 2020. Nếu việc thải khí gây hiệu ứng nhà kính bị ngăn chặn ngay hôm nay, Manokwari, vùng nằm ngay trên đường xích đạo, vẫn sẽ chứng kiến sự thay đổi nhiệt độ vào năm 2025.

Theo nhóm nghiên cứu, đến năm 2050, khoảng 1 - 5 tỉ người sẽ phải cư trú ở những vùng có khí hậu biến đổi khắc nghiệt chưa từng thấy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News