New Zealand hứng chịu 280 dư chấn động đất
Thành phố Christchurch của New Zealand hôm nay rung chuyển bởi cơn địa chấn 5,1 độ Richter. Đây chỉ là một trong số hơn 280 dư chấn của trận động đất ngày 4/9.
Một trận động đất có cường độ 7,1 độ Richter xảy ra gần thành phố Christchurch, nơi có khoảng 400 nghìn dân, vào lúc 4h35 sáng 4/9.
Cơn địa chấn đất phá hủy nhiều tòa nhà và gây tê liệt mọi hoạt động ở trung tâm thành phố, nhưng không làm ai bị thương.
Tâm chấn của dư chấn hôm nay nằm ở độ sâu 6,4 km và cách thành phố Christchurch khoảng 10 km về phía đông nam.
Đường sá hư hại vì động đất.
Công nhân dọn dẹp đống đổ nát do dư chấn gây nên.
Ông John Key, Thủ tướng New Zealand đứng trước một ngôi nhà đổ vì dư chấn tại thị trấn Darfield, gần thành phố Christchurch, vào ngày 8/9.
Người dân dọn bùn và rác tại nhà ở vùng ngoại ô thành phố Christchurch.
AP dẫn lời Thủ tướng John Key cho biết, ít nhất 500 tòa nhà và khoảng 100.000 trong số 160.000 nhà dân bị hư hại vì động đất và các dư chấn.
Chi phí xây dựng lại thành phố có thể lớn hơn 1,4 tỷ USD.
Viện Địa chất và Hạt nhân New Zealand ghi nhận hơn 280 dư chấn của trận động đất.
Công nhân đào hố để tìm đường ống dẫn nước bị vỡ bởi dư chấn.
Mọi ngả đường dẫn tới trung tâm thành phố đều bị phong tỏa và tình trạng khẩn cấp sẽ có hiệu lực thêm 7 ngày nữa.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?
Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.
