New Zealand mừng sự ra đời của 1 con gấu trúc đỏ
Sở thú Auckland của New Zealand vừa thông báo sẽ tổ chức buổi lễ mừng sự ra đời của một con gấu trúc đỏ tại đây. Hoạt động này nằm trong chương trình quốc tế nhân giống các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Con gấu trúc đỏ chào đời đúng dịp Noel năm ngoái, là gấu trúc đỏ đầu tiên được sinh ra ở Vườn thú Auckland trong 10 năm qua.
Đây là đứa con đầu lòng của gấu trúc đỏ mẹ có tên Bo, khi sinh chỉ cân nặng 105 gram nhưng đến nay đã tăng lên 240 gram. "Mẹ Bo" 3 tuổi, được đưa đến Vườn thú Auckland giữa năm 2012, còn gấu trúc đỏ bố là Sagar, 12 tuổi, được đưa đến công viên này năm 2010.
Gấu trúc đỏ mới ra đời tại vườn thú Auckland
Theo thông báo của Sở thú Auckland, sự ra đời của gấu trúc con là một kỳ tích bởi "mẹ Bo" mới chỉ gặp "bố Sagar" hồi tháng 8 năm ngoái, hơn nữa gấu trúc đỏ cái chỉ có hai thời kỳ sinh sản mỗi năm, trong khi một gấu trúc đực chỉ có thể giao phối với con cái từ một đến hai ngày. Bo là một "bà mẹ" tuyệt vời, nằm trong ổ gần như suốt ngày để cho con bú một cách cần mẫn.
Sẽ phải mất 8-10 tuần nữa gấu trúc con mới có thể ra ngoài cho du khách chiêm ngưỡng, vì gấu trúc đỏ phát triển chậm và phụ thuộc vào sự nuôi dưỡng của gấu mẹ ít nhất là ba tháng. Mặc dù cuối tháng Hai mới là thời điểm thích hợp để xác định giới tính của gấu trúc con, song các bác sĩ thú y quả quyết đây là một "cô" gấu trúc đỏ.
Gấu trúc đỏ được Liên đoàn Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đưa vào danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn phá rừng, du canh du cư và tình trạng săn bắt trái phép.
Theo Chương trình nhân giống các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao, năm 2010, Sở thú Auckland đã gửi gấu trúc đỏ cái Khosuva tới Vườn thú Darjeeling của Ấn Độ để "cặp" với một chú gấu trúc nhân giống. Con của cặp đôi này sẽ được thả về rừng ở Nepal. Đổi lại, Vườn thú Đagilinh chuyển gấu đực Sagar đến Vườn thú Auckland thực hiện nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Ngoài gia đình Bo, Sagar và gấu con mới sinh, Vườn thú Auckland còn có hai con gấu trúc đỏ khác là hai chị em Maya 16 tuổi và Amber 12 tuổi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
