New Zealand: Núi lửa Tongariro có thể hoạt động lại

Ngày 20/7, các nhà khoa học New Zealand đã chính thức cảnh báo tình trạng bất ổn và nguy cơ tái hoạt động của ngọn núi lửa Tongariro ở trung tâm Đảo Bắc sau khi núi lửa này bị rung chuyển bởi một loạt các trận động đất nhỏ.

Cơ quan giám sát địa chấn GeoNet của New Zealand đã nâng cấp độ báo động xung quanh núi Tongariro từ cấp 0 lên cấp 1, điều này có nghĩa là núi lửa trên đã chuyển từ trạng thái không hoạt động sang những dấu hiệu bất ổn.

Các trận động đất nhỏ đã liên tục xảy ra dưới núi Tongariro bắt đầu từ ngày 13/7, sau đó giảm nhanh, nhưng lại tái hoạt động vào ngày 18/7 và mạnh hơn vào các ngày 19-20/7.


Núi lửa Tongariro

Các trận động này có cường độ khoảng 2.5 độ Richter, cách miệng núi lửa Tongariro khoảng 2-7km.

Các nhà khoa học GeoNet đã đặt các máy đo địa chấn di động xung quanh tâm chấn động đất, sau đó lấy mẫu vật từ các dòng suối nóng, miệng núi lửa và các lỗ phun khí trong khu vực đó, nhằm đánh giá chính xác hơn về mức độ tác động của các trận động đất.

Dữ liệu lịch sử địa chấn cho thấy những trận động đất núi lửa nhỏ dạng này đã rất phổ biến ở Tongariro, nhưng thường chỉ xảy ra hai lần/năm.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã ghi nhận hơn 20 trận động đất như thế kể từ ngày 13/7, cho thấy nguy cơ động đất làm núi lửa tái hoạt động là điều rất có thể.

Tongariro là một núi lửa tổng hợp gồm nhiều miệng núi lửa và lỗ thông hơi, hình thành từ một số đỉnh núi lửa hình chóp nón. Núi lửa này phun trào từ năm 1855-1897, và không xác định được tình trạng hoạt động trong giai đoạn từ năm 1926-1927.

Cùng ngày, Bộ trưởng Dân phòng Chris Tremain đã cảnh báo New Zealand cần phải tính đến các biện pháp đối phó với mối nguy hiểm đến từ tự nhiên này.

Trong một cuộc khảo sát cấp quốc gia về công tác đối phó với thiên tai, ông Chris Tremain cho biết có tới 88% người dân New Zealand đã thực sự nghĩ tới và bắt tay vào kế hoạch chuẩn bị, trong khi 55% cho biết họ đã nghĩ đến các giải pháp để bảo vệ bản thân và gia đình của họ trong 12 tháng qua.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News