New Zealand: Phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron
Sau 3 ngày tạm hoãn vì điều kiện thời tiết, ngày 25/5, Hãng hàng không vũ trụ tư nhân Rocket Lab đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron của hãng này lên vũ trụ từ một cơ sở của công ty này ở New Zealand.
Sự kiện này đánh dấu việc New Zealand trở thành quốc gia thứ 11 có khả năng phóng tên lửa mang theo vệ tinh vào không gian.
Rocket Lab đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron. (Nguồn: geekwire.com).
Tên lửa Electron được phóng từ một bãi phóng ở Mahia, bên bờ biển phía Đông của Đảo Bắc. Tên lửa này dài 17m này, được làm từ phương pháp in 3D, dự kiến sẽ đạt vận tốc hơn 27.000km/h trong hành trình 2 phút rưỡi vào không gian.
Đây được xem là vụ phóng tên lửa đẩy thành công đầu tiên trên thế giới từ bãi phóng của một công ty tư nhân và được nhìn nhận là một bước tiến quan trọng của các doanh nghiệp trong việc phát triển các tên lửa mang theo các vệ tinh nhỏ, cũng như hàng hóa lên vũ trụ.
Trước khi vụ phóng diễn ra, nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Rocket Lab, Peter Beck đã mô tả đây là một dự án mạo hiểm, đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng đối với công ty và rộng hơn là với ngành công nghiệp vũ trụ của New Zealand.
Rocket Lab, có trụ sở ở Mỹ và New Zealand, là một trong khoảng 30 cơ quan và công ty trên thế giới phát triển các vệ tinh cỡ nhỏ.
Các đối tác tài trợ chính của công ty này có Kholsa Ventures, Beesemer Venture Partners, Data Collective, Promus Ventures và Lockheed Martin.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Các nhà khoa học đã tính toán được thời gian Mặt Trăng đụng Trái Đất
Nhà khoa học hành tinh Barnes (Jason Barners) của trường đại học Idaho nước Mỹ sau nhiều năm nghiên cứu, tính toán được thời gian "Mặt Trăng đụng Trái Đất".
