New Zealand rung chuyển vì động đất
Một trận động đất 7,1 độ Richter vừa tấn công Christchurch, thành phố lớn thứ 2 ở New Zealand, sớm nay (4/9), làm đứt nhiều dây điện, vỡ nứt đường sá và phá hỏng nhiều tòa nhà.
Không có thông tin về tử vong. Các nhà chức trách đã công bố tình trạng dân phòng khẩn cấp để phối hợp các hoạt động cứu hộ trong thành phố 350.000 dân sau khi mặt tiền của nhiều ngôi nhà đổ xuống đường phố, ập lên xe hơi và gây tắc nghẽn giao thông.
Ôtô bẹp dúm vì bị tường gạch đổ vào khi động đất xảy ra. (Ảnh: China Daily)
Có hai trường hợp bị thương nặng và cảnh sát đã phong tỏa khu vực thương mại trung tâm.
Cơn động đất diễn ra ở độ sâu 10km, tấn công thành phố trên South Island và nhiều khu vực trang trại xung quanh lúc 4h35’ sáng giờ địa phương.
"Có rất nhiều thiệt hại mà tôi tận mắt chứng kiến ở khu vực trung tâm thành phố, chủ yếu là các tòa nhà xây bằng gạch cũ. Một số bị đổ tường", thị trưởng Bob Parker nói trên Đài Phát thanh New Zealand.
Không có trường hợp nào tử vong. (Ảnh: China Daily)
Bệnh viện thành phố đã tiếp nhận hai người đàn ông bị thương nặng, một bị ống khói đổ vào người, một bị trúng các mảnh kính vỡ. Bệnh viện cũng đang chữa trị cho vài người khác bị gãy xương, trầy xước da.
Cảnh sát cho hay, đã có một số vụ hôi của nhưng họ đã nhanh chóng ngăn chặn. Ở vùng ngoại ô, nhiều ngôi nhà bị vỡ cửa sổ, bị đổ ống khói, bị nứt tường trong khi đồ đạc văng khỏi kệ giá.
Điện bị mất trên diện rộng, ở một phần lớn thành phố và khu vực xung quanh nhưng đã nhanh chóng được khôi phục sau các cuộc kiểm tra về an toàn.
Một đoạn đường bị vỡ nát sau động đất. (Ảnh: China Daily)
Sân bay thành phố đã phải ngưng hoạt động để các nhà chức trách kiểm tra đường băng cùng các cơ sở vật chất khác. Hệ thống tàu điện ngầm và cầu cống trên toàn khu vực cũng được đánh giá thiệt hại.
Do động đất xảy ra trên đảo nên không có nguy cơ xảy ra sóng thần.
Việc đi lại bị gián đoạn xe nhiều tuyến đường bị phá hỏng. (Ảnh: China Daily)
Các nhà khoa học New Zealand thống kê được khoảng 14.000 trận động đất mỗi năm, với top 20 trận mạnh 5 độ Ritcher.
Trận động đất chết người cuối cùng ở đất nước này là vào năm 1968, với cường độ mạnh 7,1 độ Richter làm 3 người chết ở bờ biển phía tây South Island.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
