Nga phát minh ra loại vắcxin giúp chống phóng xạ
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Vladikavkaz thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, đã phát minh ra một loại vắcxin độc đáo, trung hòa được những ảnh hưởng của phóng xạ đối với sinh vật sống.
Giới chuyên gia Nhật Bản đang rất quan tâm và có ý định sử dụng loại thuốc này để hóa giải các tác động tiêu cực và ảnh hưởng của phóng xạ đối với những người làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 gặp sự cố do thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra hôm 11/3 vừa qua gây ra.
Các nhân viên đang đo mức độ phóng xạ (Ảnh CNN)
Giáo sư Vyacheslav Maliyev, người đứng đầu Phòng công nghệ sinh học của trung tâm trên, cho biết, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), việc chế tạo loại vắcxin này đang trong giai đoạn hoàn tất.
Các nhà khoa học Bắc Ossettia đã cùng các nhà sinh học của NASA nghiên cứu đề án này từ năm 2006 sau khi so sánh và thử nghiệm vắcxin của Nga và Mỹ. Thuốc được tiêm thử nghiệm cho những con vật thí nghiệm đã nhiễm liều phóng xạ mà sau đó chúng không thể sống quá bảy ngày.
Những con vật được tiêm thuốc của Mỹ bị chết vào ngày thứ tư, trong khi những con được tiêm thuốc của Nga thì sống sót và hai tháng sau, cơ thể chúng không có biểu lộ bất thường nào.
Ở các giai đoạn tiếp theo, các chuyên gia hai nước đã cùng nghiên cứu chủng vắcxin này ở động vật cũng như ở tế bào người, đồng thời khẳng định tính hiệu quả của thuốc.
Theo các nhà khoa học ở Vladikavkaz, loại vắcxin này có tác dụng đối với hàm lượng phóng xạ vượt mức cho phép hàng nghìn lần, tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa được áp dụng lâm sàng.
Trong khi đó, ông Voldemar Tarita, người đứng đầu phòng thí nghiệm Trung tâm Y khoa cấp cứu và bức xạ toàn Nga thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp, cho biết để phát triển và thử nghiệm vắcxin điều trị các bệnh do phóng xạ thường đòi hỏi phải mất nhiều năm.
Trong số các loại thuốc làm giảm mức độ ảnh hưởng của phóng xạ đối với con người, đơn giản nhất và dễ tiếp cận nhất là các chế phẩm iốt có khả năng bảo vệ tuyến giáp.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại cảnh báo, khi phóng xạ đang ở mức bình thường, con người không nên tự điều trị bằng các chế phẩm có chứa iốt hoặc các chất phụ gia sinh học. Dùng quá liều các loại thuốc đó sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực như dị ứng, phát ban, sốt, và các bệnh viêm da khác nhau.
Theo các nhà khoa học, ăn rong biển là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa những ảnh hưởng do phóng xạ gây ra.
Cũng theo ông Tarita, sau khi về nước, tất cả các nhân viên cứu hộ Nga từng làm việc tại Nhật Bản sẽ được xét nghiệm phóng xạ bằng thiết bị độc đáo của Trung tâm y khoa cấp cứu và phóng xạ khẩn cấp tại St Petersburg.
Hiện hơn 150 nhân viên Nga đang tham gia công tác cứu hộ tại các khu vực của Nhật Bản bị ảnh hưởng do động đất và sóng thần.

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Sự ra đời và phát triển của ô tô
Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và
