Nga sắp trình làng đĩa bay
Eugene Bugrov, một cựu phi công Nga sau khi giải ngũ mới có điều kiện chuyên tâm vào công việc mà mình yêu thích: phát minh. Ông là tác giả của động cơ plasma, nhà máy điện kiểu mới và không lâu nữa, chiếc đĩa bay “made in Russia” của ông sẽ như một tàu con thoi bay lên xuống trong không gian vũ trụ.
Trong cái kho ngổn ngang những vật dụng tự chế của nhà phát minh Eugene Bugrov tại Khu Tiumen, có lẽ chỉ ông mới tìm được chi tiết gì thuộc sáng chế nào của ông: từ chiếc đĩa bay đến chiếc động cơ làm việc với năng lượng của plasma. Nhiều phát minh của ông ở trong tầm ngắm của các công ty, tập đoàn nước ngoài.
![]() |
Một phát minh của Eugene Bugrov. (Ảnh: Prada.ru). |
Ông đã được trao một số giải thưởng và huy chương vàng của một số tổ chức quốc tế vì phát minh ra “đĩa bay” và nhà máy điện thế hệ mới. Ông không muốn bán các phát minh cho nước ngoài dù họ đã trả giá rất cao, mà dành cho các công ty trong nước.
Mấy năm trước đây, nhiều dự án của Eugene Bugrov bị coi là “khó áp dụng”, mà thực chất là trong thời khủng hoảng không tìm được những nhà đầu tư. Song mọi người có một sự nhất trí chung là ủng hộ hết mình nhà phát minh. Ông không đơn độc mà quanh ông ngày nay là một nhóm các nhà kỹ thuật sẵn sàng thực hiện các ý tưởng sáng tạo của ông.
Các Trung tâm khoa học lớn đã nhận lời triển khai nhà máy điện hiện đại - một phát minh ông cho là có ý nghĩa nhất. Và đặc biệt chiếc “đĩa bay” của Eugene Bugrov, theo ý kiến của nhiều người sẽ nhanh chóng xuất hiện trên khoảng không gian vũ trụ thực hiện những phi vụ của một tàu con thoi.
Trong số các công trình của Eugene Bugrov có "chiếc ghế của người nhện” dùng để cứu những người bị kẹt lại trong một toà nhà cao tầng đang bị cháy bằng cách thả ghế xuống để họ leo lên một bức tường treo.
Nhà phát minh sẽ tặng đồng bào của mình “thanh gươm thần” giống như trong bộ phim viễn tưởng Chiến tranh giữa những vì sao. Thanh gươm ấy là một trong các phát minh lớn của Eugene Bugrov dùng laser cắt kim loại và các lớp đất đá.
Chiếc động cơ plasma được nước ngoài đặc biệt quan tâm, gây ra sự tranh chấp giữa các công ty khai thác dầu và khai thác khí của Mỹ. Chính Eugene Bugrov cũng không phủ nhận phát minh này chỉ có giá trị ở nước ngoài.
Các công ty và các trung tâm khoa học Nga không “chê” bất cứ phát minh nào của Eugene Bugrov, cũng như không một phát minh nào có ích của ông bị cất vào hồ sơ hoặc bán ra nước ngoài trước khi dành ưu tiên cho những cơ sở trong nước.
Gần đây nhất ông phát minh ra thiết bị dập các vụ nổ và các đám cháy. Nhà sáng chế nghiên cứu đề tài này xuất phát từ hiện tượng bất cứ vụ cháy nào cũng bắt đầu bằng một tia lửa. Ngăn được tia lửa sẽ ngăn được chính đám cháy. Eugene Bugrov đã nghĩ ra một thiết bị phát hiện và dập tắt lập tức tia lửa đầu tiên. Thiết bị này đang thử nghiệm để sản xuất hàng loạt.
Ngoài ra nhóm các nhà khoa học dưới sự chỉ đạo của Eugene Bugrov đã phát minh ra cỗ đại bác bắn nước, phóng ra một luồng nước cực mạnh vào ngọn lửa đang cháy. Nó sẽ giống như một ống phóng tên lứa mang theo tới 7,5 tấn dung dịch chống cháy đầy hiệu lực.
Thể tích của nó lớn đến vậy nhưng hoàn toàn có thể chuyên chở trên máy bay trực thăng và những khẩu đại bác nước ấy sẽ bắn khối hoá chất chống cháy vào đám cháy với tốc độ cao, làm lửa tắt ngay do va chạm rất mạnh.
Nếu tất cả các phát minh tương tự không cất trong ngăn kéo mà sớm đưa ra sản xuất hàng loạt thì sẽ giảm được những tổn thất to lớn do các vụ cháy rừng gây ra vừa qua.

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?
Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Lịch sử tàu thủy (phần 1)
Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ và

Giấy - Ra đời và phát triển
Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla
"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại
La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Chiếc la bàn cổ nhất
Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.
