Ngạc nhiên với nhiều ý tưởng của giới trẻ

Nhiều ý tưởng và phát minh trong thực tế được trình bày tại cuộc thi chung kết "Giới trẻ nghiên cứu" (Jugend forscht) lần thứ 44 của Đức tổ chức ở Osnabrueck đã khiến Ban giám khảo và khách tham dự ngạc nhiên.

Trong số 10.000 công trình nghiên cứu thực tế gửi đến ban tổ chức tham dự cuộc thi "Giới trẻ nghiên cứu" năm nay, có 107 đề tài nghiên cứu của 200 nam nữ thanh niên, trong đó gồm nhiều lĩnh vực toán học, tin học, y tế, xã hội, sinh vật học, không gian vũ trụ,... 

Các đề tài được các "nhà khoa học" trẻ trình bày tại cuộc thi được đánh giá rất có giá trị trong thực tế như phần mềm định vị điện thoại di động, châm cứu cho cây, tiền trợ cấp thất nghiệp loại II,...

Ví dụ như công trình châm cứu cho cây của Anna Scharr và Thea Riebe từ bang Mecklenburg-Vorpommern.

Hai nhà khoa học 18 tuổi này đã tiến hành thử nghiệm công trình nghiên cứu với các cây trong vườn nhà mình và khẳng định sau khi được châm cứu, các cây lớn nhanh, có khả năng miễn dịch tốt hơn, cho hoa trái và sản lượng cao hơn.

Trong số những "nhà khoa học trẻ" được giải có Henriette Brykczynski 11 tuổi và Celina Dorrmann 13 tuổi từ thủ đô Berlin.

Đề tài của hai cô gái này là đời sống xã hội. Các em đã nghiên cứu gia đình của Henriette xem liệu một hộ 4 người nhận lương thất nghiệp loại II (Hartz-IV) với mức bình quân 14 euro/người/ngày có thể đủ sống hay không?

Kết quả : Gia đình có trẻ nhỏ dưới 10 tuổi thì có thể đủ sống, nếu từ bỏ các hoạt động sinh hoạt văn hóa và xã hội. Nhưng trẻ từ 11 tuổi trở lên thì sẽ không đủ và và nhà nước cần phải thay đổi mức trợ cấp và dĩ nhiên là cao hơn cho trẻ em.

Giải đặc biệt của Thủ tướng Đức Angela Merkel được trao cho Steffen Strobel, 20 tuổi, ở Seeshaupt thuộc bang Bayern.

Nghiên cứu của chàng thanh niên này là bằng hệ thống ánh sánh hồng ngoại cùng với một phần mềm thì trên màn hình có thể xác định chính xác được Ven (tĩnh mạch). Điều này giúp bác sĩ trong những trường hợp tìm Ven rất khó và đã được một số bác sĩ áp dụng trong thực tế nghề nghiệp của họ./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
12 phát minh

12 phát minh "không tưởng" của Nikola Tesla

"Bác học điên" Nikola Tesla đã có những ý tưởng khó tin về khoa học như: điều khiển thời tiết, khai thác năng lượng vũ trụ, điện không dây...

Đăng ngày: 01/04/2025
Chiếc la bàn cổ nhất

Chiếc la bàn cổ nhất

Có thể bạn đoán rằng là một đồ vật dùng để múc thức ăn mà ta thường gọi là cái thìa!!! thực tế không phải vậy. Đó là một phát minh quan trọng của người Trung Quốc.

Đăng ngày: 30/03/2025
20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

20 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại

La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc.

Đăng ngày: 28/03/2025
Sự ra đời và phát triển của ô tô

Sự ra đời và phát triển của ô tô

Ô tô, trước hết là một vấn đề về động cơ. Vì cái xe chở đồ do Nicolas Joseph Cugnot sáng chế năm 1770 đáp ứng đúng nghĩa, theo nguyên nghĩa của từ automobile (xe chạy tự động), tức là ô tô, nhưng có lẽ vô ích ghi vào danh mục vô vàn cái xe chạ

Đăng ngày: 05/03/2025
Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Vô tuyến điện do ai phát minh ra?

Hãy thử tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ thế nào nếu như không có vô tuyến điện, nếu như một ngày thôi bạn không được xem ti vi? Việc tiếp nhận thông tin trên vô tuyến đã là một thói quen, một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn.

Đăng ngày: 15/02/2025
Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Lịch sử tàu thủy (phần 1)

Từ cuối thế kỷ 18 trở về trước, các thuyền buồm đều vận chuyển nhờ gió biển trong khi gió lại thổi thất thường. Người ta đã nghĩ tới việc dùng một nguồn năng lực nào không thay đổi và đủ mạnh để thay thế gió. Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ v&agrave

Đăng ngày: 11/02/2025
Giấy - Ra đời và phát triển

Giấy - Ra đời và phát triển

Ngày nay, vò giấy trong tay rồi ném đi không chút thương tiếc bởi ta có biết đâu sau ba ngàn năm từ ngày có những nét những hình đầu tiên được viết nơi hang động, đất sét... cho tới cách đây hai ngàn năm mới chế biến đư

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News