Ngắm những tuyến đường rợp bóng cây xanh ở Hà Nội
Các tuyến đường Kim Mã, Phan Đình Phùng, Thanh Niên, Láng cùng nhiều dãy phố khác ở Hà Nội chỉ đẹp và lãng mạn khi có hàng cây xanh tỏa bóng mát, đặc biệt là vào các buổi chiều hè.
>> Tác dụng của cây xanh trong hệ sinh thái đô thị
Những tuyến đường rợp bóng cây đẹp ở thủ đô
Hà Nội có nhiều tuyến đường, phố rợp bóng cây, mát mẻ góp phần làm nên vẻ đẹp cho cảnh quan và tạo ra một môi trường xanh sạch đẹp. Trong ảnh là đường Đê La Thành, quận Đống Đa.
Trong số đó có hàng nghìn cây tuổi thọ trên 100, rất quý, không dễ gì gây dựng lại nếu bị đốn bỏ. Ảnh, khu vực Lê Thánh Tông, Phan Chu Trinh.
Đặc biệt hệ thống cây xanh ở các hồ, công viên, vườn hoa là một phần không thể thiếu trong đời sống con người.(Hồ Bảy Mẫu trong công viên Thống Nhất).
Cây xanh trên nhiều tuyến đường, phố thậm chí đã đi vào thơ ca trong lịch sử. Trong ảnh là khu vực đường Láng, một trong những nơi có hàng cây giữa dải phân cách đẹp nhất Hà Nội.
Phố Phan Đình Phùng, nơi có hàng cây sấu nổi tiếng với những thảm lá vàng rụng vào đầu hè.
Vào mỗi buổi bình minh ngày nắng, nơi đây đẹp huyền ảo như một bức tranh. Ảnh: Xuân Chính.
Đường Điện Biên Phủ, phố Nguyễn Tri Phương.
Đường Kim Mã, một trong những tuyến bị đốn bỏ cây xanh khiến nhiều người dân tiếc nuối.
Phố Lý Thường Kiệt. Đi dưới các tán lá cây dọc trục đường này nhiều người sẽ cảm nhận được vẻ rất riêng của thủ đô.
Đây cũng là tuyến xuất hiện nhiều hàng cafe đẹp gây thu hút đối với giới trẻ.
Phố Hoàng Diệu, một trong những con đường đẹp nhất với ba hàng cây cổ thụ trên trăm tuổi.
Đường Thanh Niên, tên cũ là Cổ Ngư. Nhìn từ xa. hàng cây soi bóng nước trong buổi hoàng hôn rất thơ mộng. (Ảnh: Xuân Chính).
Tuyến đường này ngăn cách hai hồ Tây và hồ Trúc Bạch, thu hút đông đảo giới trẻ mỗi dịp cuối tuần.
Có những gốc cây trở thành một phần của cuộc đời của một con người. Trong ảnh, ông già hành nghề khắc bút gần hồ Gươm ngồi dưới tán lá xòe bóng mát gần 60 năm để mưu sinh.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
