Ngăn chặn bồ hóng để giúp giảm nhiệt độ Trái Đất
Việc nhanh chóng hạn chế các chất ô nhiễm như cácbon đen (sinh ra từ khí thải động cơ và dầu thực vật, còn gọi là bồ hóng) và sương khói gồm khí metal và ozon gần mặt đất có thể ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ Trái Đất trong ngắn hạn.
Điều này góp phần duy trì nhiệt độ Trái Đất tăng dưới 2 độ C, thậm chí là chỉ 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này. Thông tin trên được đưa ra trong Nghiên cứu chung giữa Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố ngày 14/6.
Nghiên cứu chung nhấn mạnh hành động khẩn trương để hạn chế các chất ô nhiễm trên cũng giúp giảm nguy cơ tan chảy và biến mất của các dòng sông băng trên núi, đồng thời giảm tới 2/3 sự gia tăng nhiệt độ ở Bắc cực trong các thập kỷ tới, mở ra nhiều cơ hội đảm bảo an ninh lương thực và y tế gắn với việc giải quyết biến đổi khí hậu.
Giảm số lượng lớn khí thải cácbon đen sẽ cải thiện sức khỏe hô hấp của con người, do đó sẽ giảm được số bệnh nhân phải nhập viện và số ngày nghỉ lao động do bệnh tật.
Gần 2,5 triệu người trên thế giới có thể tránh được nguy cơ chết trẻ do ô nhiễm không khí ngoài trời hàng năm vào năm 2030. Ngoài ra, việc cắt giảm mạnh khí ozon gần mặt đất còn có thể giảm thiệt hại 25 triệu tấn ngô, lúa gạo, đậu nành và lúa mỳ trên toàn cầu.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng giảm nhanh lượng cácbon đen và sương khói khí ô nhiễm đóng vai trò chủ chốt đối với hạn chế biến đổi khí hậu trong ngắn hạn, còn giảm lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính mới đóng vai trò quyết định trong mục tiêu ngăn chặn nhiệt độ Trái Đất tăng trong dài hạn.
Phối hợp những hành động này sẽ làm tăng cơ hội giữ cho nhiệt độ Trái Đất tăng không quá 2 độ C trong suốt thế kỷ 21. Nghiên cứu chung được công bố tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, diễn ra ở Bonn (Đức).

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
