Ngăn chặn chiến tranh vì nguồn nước
Công nghệ từng được Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) dùng để tìm kiếm nước trên sao Hỏa có thể giúp con người tránh được nhiều cuộc chiến tranh vì nguồn nước.
![]() |
Một người đàn ông cưỡi lạc đà gần các kim tự tháp trên sa mạc Meroe ở phía bắc Sudan vào ngày 26/2. Ảnh: AFP. |
Vào năm 2007, NASA phóng thiết bị thăm dò nước mang tên Marsis để thăm dò nước bên dưới bề mặt hành tinh đỏ. Telegraph cho biết, thiết bị gồm một máy thu nhận âm thanh, một ăng ten phát sóng dài 40 m gắn trên một tàu thăm dò trên quỹ đạo sao Hỏa. Ăng ten có thể phát ra sóng radio xuống độ sâu tới 3,7 km bên dưới bề mặt hành tinh đỏ.
Dữ liệu mà Marsis gửi về cho thấy có một lượng nước đóng băng lớn bên dưới sa mạc bao phủ bề mặt sao Hỏa.
Tiến sĩ Essam Heggy, một nhà nghiên cứu trái đất thuộc NASA, cho rằng công nghệ tìm nước trên sao Hỏa có thể được áp dụng trên các sa mạc rộng lớn ở Trung Đông và Bắc Phi. Heggy đưa ra ý kiến trong một hội nghị về nước do Liên Hợp Quốc tổ chức đang diễn ra tại thành phố Alexandria, Ai Cập.
![]() |
Hình minh họa thiết bị Marsis với ăng ten dài 40 m bay trên quỹ đạo sao Hỏa. Ảnh: nasa.gov. |
“Chẳng thứ gì có thể thay thế nước. Nhưng trong nhiều năm qua con người vẫn chưa cố gắng tìm ra nó. Nước là một tài nguyên, giống như mọi tài nguyên khác, và chúng ta từng chứng kiến nhiều cuộc xung đột vì tài nguyên”, Telegraph dẫn lời Heggy.
Tiến sĩ này khẳng định tình trạng khan hiếm nước có thể gây nên nhiều cuộc xung đột tại Bắc Phi và Trung Đông trong tương lai. Nhưng nếu sử dụng những thiết bị như Marsis, các quốc gia có thể tìm thấy những nguồn nước nằm ở độ sâu hàng nghìn mét dưới các sa mạc. Nhiều nghiên cứu của NASA cho thấy nhiều thung lũng và hồ nước nằm bên dưới một vùng sa mạc tại Darfur, Sudan.
Giới khoa học lo ngại hiện tượng ấm lên sẽ gây nên nhiều thiệt hại cho địa cầu trong thế kỷ tới, trong đó thiếu nước chỉ là một hiểm họa. Chẳng hạn, trong lúc loài người ngày càng cần thêm đất đai thì tình trạng sa mạc hóa đang biến hàng triệu thửa ruộng màu mỡ thành những mảnh đất chết. Theo AFP, một báo cáo của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc cho thấy 2,87 triệu km2 đất có nguy cơ biến thành sa mạc. Một nghiên cứu khác của Liên Hợp Quốc vào năm 2007 chỉ ra rằng khoảng 50 triệu người sẽ phải rời khỏi nơi sinh sống vì sa mạc hóa.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
Đăng ngày: 05/04/2025

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.
Đăng ngày: 05/04/2025

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
Đăng ngày: 03/04/2025

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
Đăng ngày: 29/03/2025

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
Đăng ngày: 26/03/2025

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Đăng ngày: 24/03/2025

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm