Ngập lụt kỷ lục ở Phú Quốc và Tây Nguyên do gió mùa ở Úc
Gió mùa hoạt động mạnh ở Úc, thổi vượt qua xích đạo làm cho gió mùa Tây Nam ở khu vực Việt Nam, Biển Đông liên tục mạnh, gây mưa to đến rất to.
TS Hoàng Phúc Lâm, Phó giám đốc Trung tâm dự báo KTTV quốc gia cho biết, việc xảy ra cường độ mưa lớn trong những ngày vừa qua ở nam Tây Nguyên là khá hiếm gặp..
Từ đêm 6/8, vùng áp thấp trên dải hội tụ nhiệt đới, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam tiếp tục hoạt động mạnh thêm nên tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa to. Lượng mưa đo được trong đêm 6 ngày 7 ở nam Tây Nguyên phổ biến là 80-130mm, Eakmat và Buôn Ma Thuột xấp xỉ 225mm, Đắk Nông 214mm.
“Tháng 7, tháng 8 là cao điểm của mùa gió mùa tây nam trên khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Đây chính là cao điểm mùa mưa ở Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
Do đó việc mưa lớn diện rộng xuất hiện ở hai khu vực này khá phù hợp với quy luật khí hậu. Tuy nhiên việc xảy ra cường độ mưa lớn trong những ngày vừa qua ở nam Tây Nguyên là khá hiếm gặp”, ông Lâm nhận định.
Việc xảy ra cường độ mưa lớn trong những ngày vừa qua ở nam Tây Nguyên là khá hiếm gặp.
Trong đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7/8, tại Đắk Nông, Đắk Lắk và Lâm Đồng có thời điểm đo được lượng mưa 80-120mm/6 giờ, thậm chí trong khoảng từ 1-7 giờ sáng ngày 7/8 tại Đắk Nông đo được lượng mưa là 167mm/6 giờ.
Lượng mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn đã gây ra tình trạng lũ quét, sạt lở và ngập úng nghiêm trọng tại các tỉnh Tây Nguyên.
Về tình hình mưa ở Phú Quốc, ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng dự báo thời tiết Trung tâm dự báo KTTV quốc gia nhận định:
Từ ngày 2/8, do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên tại Tây Nguyên và Nam Bộ nói chung và tại khu vực đảo Phú Quốc đã có mưa to, lượng mưa đo được trong đêm 1 ngày 2/8 là 168,4mm, đêm 4 ngày 5/8 là 264,5mm.
Từ đêm 6/8, một vùng áp thấp trên dải hội tụ nhiệt đới, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam tiếp tục hoạt động mạnh thêm nên Phú Quốc tiếp tục mưa to, lượng mưa đo được trong đêm 7 ngày 8 là 189,7mm. Đêm 8 ngày 9 là 198mm. Thời gian mưa chủ yếu tập trung từ nửa đêm và sáng. Tổng lượng mưa đo được tại đảo từ ngày 2-9/8 là 985,7mm.
Các tuyến đường ở Phú Quốc đang ngập nặng và nước chảy xiết. (Ảnh: E.X).
“Nguyên nhân trực tiếp gây ra mưa rất lớn, tập trung với cường độ cao chỉ trong khoảng 1 tuần khiến cho khu vực đảo Phú Quốc bị ngập lụt chính là do hoạt động rất mạnh của gió mùa Tây Nam”, ông Năng nói.
Theo ông Năng, thậm chí, tại Nam Bán cầu trong những ngày qua liên tiếp có những đợt gió mùa tràn qua nước Úc. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Úc tuyết rơi dày đặc, bang Victoria phải đưa ra cảnh báo đặc biệt nguy hiểm do gió mạnh và tuyết dày. Gió mùa hoạt động mạnh ở Úc, thổi vượt qua xích đạo làm cho gió mùa Tây Nam ở khu vực Việt Nam, Biển Đông liên tục mạnh, gây mưa to đến rất to trên diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Bộ, đảo Phú Quốc.
Các chuyên gia khí tượng dự báo, đây đã là đỉnh điểm của đợt mưa lớn lần này. Dự báo trong 1-2 ngày tới ở Tây Nguyên và Phú Quốc tiếp tục mưa nhưng cường độ không lớn. Từ hôm qua mưa giảm dần rồi chấm dứt khi gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động yếu dần.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
