Ngày 25/6: Ngày đen tối của hàng không vũ trụ
Ngày 25/6 được xem là ngày đen tối của hàng không vũ trụ với một loạt các vụ tai nạn.
Ngày 25/6/1998: Tàu vũ trụ quan sát Mặt Trời và Nhật quyển SOHO mất tích
Ngày 02/12/1995, NASA và ESA đã phóng thành công tàu vũ trụ quan sát Mặt Trời và Nhật quyển SOHO (Solar and Heliopheric Observatory). Tàu SOHO hoạt động trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời, Vị trí của SOHO giao động xung quanh điểm cân bằng Lagrange L1 tạo bởi Mặt Trời và Trái Đất.
Vào ngày 25/6/1998, sau một loạt sự cố liên tiếp tàu SOHO rơi vào trạng thái khẩn cấp và sau đó hoàn toàn mất liên lạc với trung tâm điều khiển mặt đất. Các nhà khoa học dự đoán rằng một sự cố nào đó đã khiến cho toàn bộ hệ thống điện của tàu bị ngắt. Vào thời điểm đó không ai xác định được vị trí của tàu.
Khi tất cả các hy vọng sắp vụt tắt, thì bất ngờ hệ thống pin dự phòng trên tàu hoạt động trở lại sau vài ngày được sạc lại nhờ năng lượng Mặt Trời. Tín hiệu điều khiển của tàu cũng được kích hoạt trở lại, các nhà khoa học lúc này cẩn thận điều phối năng lượng hạn chế của con tàu để giúp đưa nó trở lại quỹ đạo. Sau gần một tuần, SOHO đã hoạt động bình thường và tiếp tục nhiệm vụ của mình trên quỹ đạo Mặt trời.
Các nhà khoa học cho rằng họ đã rất may mắn khi tàu SOHO không đâm về phía Mặt Trời sau khi mất điều khiển. Nguyên nhân của sự cố này cho đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Ngày 25/6/1997: Vụ tai nạn trên trạm vũ trụ Mir
Trạm vũ trụ Mir hay còn được biết đến với cái tên trạm vũ trụ Hòa Bình của Nga, là một trong những trạm không gian gặp nhiều tai nạn nhất trong lịch sử hàng không vũ trụ. Tuy nhiên vụ tai nạn xảy ra vào năm 1997 thực sự là cơn ác mộng và gây ra những thiệt hại rất lớn không thể khắc phục trên trạm vũ trụ này.
Đó là vào ngày 25/6/1997, khi một tàu vũ trụ mang hàng hóa lên trạm Mir trong quá trình kết nối với trạm vũ trụ này đã đâm phải một module trên trạm. Vụ va chạm đã tạo ra một lỗ thủng lớn khiến cho áp lực trong trạm vũ trụ giảm đột ngột và làm hỏng cả các tấm năng lượng Mặt Trời.
Vụ tai nạn ngày 25/6/1997 đã khiến trạm vũ trụ Mir bị hư hỏng rất nặng.
Các phi hành giá có mặt trên trạm vũ trụ Mir lúc đó đã phải đóng cửa toàn bộ module này, cắt cả kết nối điện và dữ liệu. Nó khiến cho toàn bộ trạm bị thiếu hụt năng lượng một cách trầm trọng. Năng lượng của trạm lúc đó bị giảm hơn một nửa, khiến cho các phi hành gia quyết định phải ngắt động cơ duy trì quỹ đạo để tập trung nguồn điện duy trì sự sống.
Trạm vũ trụ Mir lúc đó bị trôi dạt trong vũ trụ. Các nhà khoa học trên trạm đã phải nỗ lực khắc phục và sửa chữa trong vòng một tuần mới có thể nối lại hệ thống điện và các tấm năng lượng Mặt Trời, để đưa trạm vũ trụ này quay trở lại quỹ đạo.

Lịch sử và ý nghĩa của ngày 30/4 và 1/5
Ngoài 30/4 là ngày lễ lớn ở Việt Nam thì sau năm 1886 cả thể giới có thêm ngày 1/5 là ngày Quốc tế Lao động và ngày 1/5 cũng là lễ lớn ớ Việt Nam sau này.

6 chiến mã nổi tiếng trong lịch sử
Nhiều nhà cầm quân lỗi lạc trong lịch sử sở hữu những chiến mã nổi tiếng, xông pha trận mạc và giành được những chiến công lừng lẫy.

Lịch sử và ý nghĩa của ngày Trái Đất
Ngày Trái đất (22/4) ra đời cách đây hơn 40 năm có ý nghĩa đặc biệt, là một ngày được dùng để truyền cảm hứng cho nhận thức và đánh giá cao môi trường tự nhiên của Trái đất.

Lịch sử về ngày giổ tổ Hùng Vương
Nguồn gốc lịch sử ngày giỗ tổ 10/03 được rất nhiều thế hệ trẻ quan tâm và tìm tòi muốn tìm hiểu mỗi khi tới dịp ngày giỗ tổ Hùng Vương.

14 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất lịch sử thế giới cổ đại
Trong Top 14 này, ngoài những cái tên quá nổi tiếng như Sparta hay La Mã thì 4 trong số đó là Mông Cổ, Hung Nô, Hán và quân đội nhà Đường đều của Trung Quốc.

Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
Ngày Quốc tế Hạnh phúc được bắt nguồn từ đâu? Ngày này có ý nghĩa lịch sử đặc biệt như thế nào? Và tại sao lại được chọn ngày 20/3 hàng năm là ngày quốc tế hạnh phúc. Cùng tìm hiểu nhé.
