Ngày mai, mây phóng xạ có thể bao trùm Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ dự đoán ngày mai mây phóng xạ có thể sẽ bao trùm Việt Nam, với mức phóng xạ tăng gấp 100 lần so với trước, nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hình ảnh mô phỏng diễn tiến đám mây phóng xạ lúc 2h ngày 10/4. Ảnh: Bộ KH&CN.
Dựa trên hình ảnh mô phóng đám mây phóng xạ xây dựng trên số liệu của các trạm quan trắc thuộc tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO), Bộ Khoa học đưa giả thiết rằng trong trường hợp xấu nhất, đám mây phóng xạ mạnh gần nhất hiện nay (màu xanh dương) sẽ bao phủ lên lãnh thổ Việt Nam trong ngày 10/4.
Khi đó mức phóng xạ trong không khí sẽ tăng gấp 100 lần so với các mức đã phát hiện được trước đó.
"Tuy nhiên nồng độ phóng xạ quan trắc được lúc đó cũng sẽ chỉ là vài ngàn µBq/m3, tức là cũng vẫn thấp hơn hàng ngàn lần so với giá trị giới hạn quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam", báo cáo có đoạn.
Tổ chức CTBTO cho biết, hôm nay mây phóng xạ được ghi nhận ở hầu hết các khu vực của bắc Bán cầu và một số ở nam Bán cầu. Các trạm đo của CTBTO rất nhạy, có thể phát hiện phóng xạ ở nồng độ thấp chưa gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các trạm quan trắc tại Việt Nam trong hai ngày qua ghi nhận được phóng xạ, nhưng ở mức độ rất thấp - khoảng vài chục µBq/m3 đối với hai đồng vị chủ yếu là I-131 và Cs-137. Trong khi đó giới hạn quy định theo tiêu chuẩn của Việt Nam là 10 triệu µBq/m3 đối với I-131 và 2 triệu µBq/m3 đối với Cs-137.
Bộ Khoa học Công nghệ hôm qua cũng đã phủ nhận thông tin trên mạng gần đây nói rằng "mây phóng xạ từ Nhật Bản đã vào Việt Nam với mức độ rất cao, gần tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe của con người" và khẳng định đó chỉ là tin đồn thất thiệt.
Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đang tiến hành phân tích một số mẫu nước biển của Việt Nam, nhưng chưa phát hiện thấy phóng xạ bất thường trong nước biển.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
