Ngày mai thời gian bị kéo lùi một giây

Các chuyên gia về thời gian trên khắp thế giới sẽ thêm một giây vào phút cuối cùng của ngày 30/6.

Thời gian mặt trời là thang đo thời gian mà theo đó 12h trưa là lúc mặt trời nằm ở vị trí cao nhất trên bầu trời. Nó liên quan tới chuyển động tự xoay của trái đất quanh trục và được thể hiện qua giờ GMT và giờ UTC.

Địa cầu xoay một vòng quanh trục của nó trong 86.400 giây. Tuy nhiên, tư thế nghiêng của quả đất trên trục, lực hút của mặt trăng và mặt trời khiến thời gian tự xoay của nó giảm vài phần trăm giây mỗi năm. Hậu quả là thời gian mặt trời chậm hơn so với Thời gian Nguyên tử Quốc tế (TAI) - được đo bằng dao động của các sóng điện từ được phát ra do các nguyên tử hoặc phân tử chuyển dịch từ mức năng lượng này sang mức năng lượng khác.

Ngày mai thời gian bị kéo lùi một giây
Trước ngày 30/6, các nhà khoa học đã bổ sung giây nhuận 24 lần kể từ năm 1972.

Để sai số giữa thời gian mặt trời và thời gian nguyên tử không tăng dần, cứ sau vài năm các nhà khoa học lại thêm một giây (gọi là giây nhuận) vào thời gian mặt trời để nó bằng thời gian nguyên tử. Biện pháp này được thực hiện từ năm 1972. Cơ quan Giám sát chuyển động xoay của trái đất và Các hệ thống tham chiếu quyết định thời điểm bổ sung giây nhuận. Thông thường giây nhuận được thêm vào ngày 31/12 hoặc 30/6. Đây là lần thứ 25 loài người thêm giây nhuận vào độ dài thời gian của một ngày.

“Ngày nay thời gian được định nghĩa, xây dựng và đo bằng những đồng hồ nguyên tử. Thời gian nguyên tử ổn định hơn thời gian thiên văn nên nó cho phép mọi người trên trái đất thấy thời gian giống nhau trên đồng hồ”, Noel Dimarcq, giám đốc hệ thống tham chiếu không gian - thời gian của Đài thiên văn Paris, nói với AFP.

Vài trăm đồng hồ nguyên tử trên khắp hành tinh đang làm nhiệm vụ duy trì Thời gian Nguyên tử Quốc tế. Chúng đo dao động trong nguyên tử Cesium và có thể chia một giây thành 10 tỷ phần.

“Với độ chính xác như thế, cứ 300 triệu năm đồng hồ nguyên tử mới chậm một giây”, Dimarcq khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking yên nghỉ giữa Darwin và Newton

Hàng ngàn người đã tập trung tại buổi lễ tưởng niệm ở tu viện Westminster vào ngày 15/6 để bày tỏ lòng kính trọng tới nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking.

Đăng ngày: 20/06/2018
Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Kết quả họp báo NASA: Tìm ra dấu vết của sự sống trên sao Hỏa trong quá khứ, và có thể bây giờ vẫn còn

Như đã đưa tin thì mới đây, NASA đã tổ chức họp báo công bố một phát hiện quan trọng đến từ robot tự hành Curiosity trên sao Hỏa

Đăng ngày: 08/06/2018
Cách xem họp báo gấp của NASA về

Cách xem họp báo gấp của NASA về "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa đêm 7/6/2018 Online

Mới đây, trang chủ của NASA đưa ra thông báo rằng họ đã có "một phát hiện rất lớn" trên sao Hỏa, và sẽ gấp rút tổ chức một cuộc họp báo để hé lộ nó.

Đăng ngày: 07/06/2018
NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

NASA sắp công bố phát hiện mới về sự sống trên sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tổ chức họp báo vào 1 giờ sáng ngày 8/6 theo giờ Việt Nam nhằm chia sẻ phát hiện mới nhất về sao Hỏa, theo Express.

Đăng ngày: 06/06/2018
Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba nhà khoa học giành giải Tạ Quang Bửu được vinh danh

Ba tác giả đều có công trình xuất sắc công bố quốc tế và đóng góp quan trọng cho khoa học Việt Nam.

Đăng ngày: 18/05/2018
Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Hai nhà khoa học đoạt giải Nobel tới Việt Nam

Giáo sư giải Nobel Vật lý 1999 và Nobel Kinh tế 2004 vừa đến Bình Định để dự hội thảo Khoa học vì sự phát triển.

Đăng ngày: 09/05/2018
Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Ba nữ sinh lớp 11 lập kỷ lục tại cuộc thi của NASA

Đây cũng là đội thi gồm toàn nữ sinh da màu duy nhất tiến sâu được đến thế trong cuộc thi này.

Đăng ngày: 07/05/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News