Nghe lén như dơi
Các nhà khoa học Mỹ vừa phát hiện loài dơi học cách săn mồi bằng cách nghe lén thông tin truyền đạt qua sóng siêu âm của đồng loại.
>>> Phát hiện loài dơi mới ở Việt Nam
>>> Kẻ khổng lồ giữa các loài dơi muỗi
Nhóm nghiên cứu do chuyên gia Genevieve Spanjer Wright thuộc ĐH Maryland ở thành phố College Park chủ trì đã huấn luyện 12 con dơi cách bắt những con sâu quy được treo trên trần nhà.
Bằng cách thay đổi liên tục vị trí thức ăn, họ đã dạy dơi chủ động săn mồi dựa vào khả năng định vị bằng sóng siêu âm hay tiếng vang của chúng.
Sau đó, họ đưa 22 con dơi khác vào cuộc thử nghiệm. Trong số này, 11 con bay cùng phòng với các con dơi đã có kinh nghiệm, nhóm còn lại ở chung với những con chưa qua huấn luyện.
Các nhà nghiên cứu đã quay phim các con dơi và xem xét kỹ hành động của chúng qua những hình ảnh thu được. Họ phát hiện mỗi khi một con dơi có kinh nghiệm tìm thấy con mồi, nó phát ra một âm thanh có tần số rất cao và những con dơi non kinh nghiệm lập tức bay xích lại gần. Kết quả là những con dơi bay cùng “đàn anh” biết cách bắt sâu quy, trong khi không một con nào bay cùng với dơi chưa qua huấn luyện tìm được “chiến lợi phẩm” mà chúng mong muốn.
Nghiên cứu của chuyên gia Wright và các cộng sự, được công bố trên chuyên san Animal Behaviour số mới nhất, là công trình khoa học đầu tiên cho thấy loài dơi Eptesicus fuscus có thể chủ động tiếp cận thông tin từ sóng siêu âm của đồng loại để học hỏi kinh nghiệm.
Tiến sĩ Marc Holderied, một chuyên gia về dơi thuộc ĐH Bristol (Anh) nhận định, nhiều loài dơi có xu hướng bay trong từng nhóm nhỏ và điều này được diễn dịch là học tập xã hội. Nhưng cuộc nghiên cứu trên cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng loài dơi này thực sự biết quan sát những đồng loại có kinh nghiệm để học cách tìm mồi.
Ông cũng nói thêm rằng 50 triệu năm tiến hóa đã cho phép dơi phát triển khả năng định vị bằng sóng siêu âm mà con người có thể bắt chước nếu chúng ta nghiên cứu hành vi của loài vật này một cách kỹ lưỡng.
“Trong tương lai, nếu chúng ta dạy robot sử dụng cách thức định vị bằng tiếng vang, chúng ta cần phải quan sát những gì loài dơi đang làm”, ông nói với đài BBC.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
