"Nghệ thuật ẩm thực" của giới động vật

Bạn đừng tưởng trong thế giới động vật sẽ chẳng có cái gọi là “nghệ thuật ẩm thực”. Các loài vật không chỉ đơn giản cho vào mồm, nhai và nuốt bất cứ thứ gì chúng kiếm được, mà trái lại chúng cũng có những kỹ thuật ăn uống và “văn hóa bàn ăn” khá tinh tế.

Thú ăn kiến lớn

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Với một cái vòi dài khá đặc thù, có vẻ như thú ăn kiến chỉ cần hít một hơi dài là đã đầy bụng kiến, thế nhưng việc kiếm ăn của nó không đơn giản như thế. Đầu tiên nó phải tìm được tổ kiến rồi dùng chân vuốt của mình để mở ổ kiến ra. Từ lúc này nó phải hành động thật nhanh nếu không muốn bữa ăn có chân của mình chạy mất. Cái vòi dài của thú ăn kiến trông giống cái mũi nhưng thật ra đó là hàm của nó, vì vậy cũng không có chuyện đơn giản là hít kiến vào là xong. Nó phải dùng cái lưỡi “khủng” dài đến 0,6m và nước bọt dính như keo để bắt mồi. Thú ăn kiến không có răng mà chúng có những phần phụ cứng ở phía trong miệng có vai trò nghiền nhỏ những gì nó cho vào miệng; đôi khi nó cũng nuốt những viên sỏi nhỏ để giúp nó nghiền thức ăn trong dạ dày. Nếu gặp may kiếm được tổ kiến lớn, thú ăn kiến có thể tóm gọn vài ngàn con kiến chỉ trong vài phút.

Kiến cắt lá

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Kiến cắt lá là loài kiến có “gu ẩm thực” rất khác biệt so với những người bà con khác của mình. Có thể nói chúng là loài động vật đầu tiên biết cách tự trồng trọt để sản xuất lương thực cho riêng mình. Gọi là kiến cắt lá vì chúng có khả năng dùng cái hàm bén như lưỡi kéo của mình để cắt những mảng lá lớn từ trên cây. Sau đó, chúng sẽ mang những mẩu lá này về tổ và xếp thành đống. Những con kiến thợ tại tổ có nhiệm vụ cho thêm phân và nước bọt vào đống lá – công việc này tương tự như việc ủ phân trộn – để rồi từ đống lá ủ này sẽ bắt đầu mọc lên những cây nấm nhỏ. Nấm này sẽ được dùng để nuôi ấu trùng kiến; còn kiến trưởng thành sẽ ăn nhựa lá tiết ra trong quá trình trồng trọt này.

Nhện nursery web

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Những con đực của loài nhện này biết rất rõ rằng “đường ngắn nhất để đi đến trái tim là thông qua dạ dày”, do đó chúng thường dùng đồ ăn để làm quà tán tỉnh các nàng nhện. Một khi đã để mắt đến một cô nhện nào đó, chàng ta sẽ bắt một con côn trùng xấu số dính vào mạng của mình, dùng tơ để gói nó lại thật đẹp rồi mang qua tặng cho “cô láng giềng”. Trong lúc cô nàng đang thưởng thức món quà ngon miệng và lơ là không để ý, thì chàng ta nhanh chóng “hành động” và “mây mưa” với cô nàng. Cũng có đôi lúc thực phẩm khan hiếm và chàng ta không tìm được một bữa ăn nào để làm quà, thế là “cái khó ló cái khôn”, nó sẽ dùng bất cứ thứ gì, ngay cả những thứ chẳng ăn được như viên sỏi, gói nó lại đàng hoàng, và đem tặng như bình thường. Cô nàng vẫn vui vẻ chấp nhận món quà được gói cẩn thận, nhưng tốt nhất là chàng nhện nên “ra tay” thật nhanh rồi chuồn trước khi cô nàng phát hiện ra trò lừa đảo và nổi giận.

Kền kền Ai Cập

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Loài chim này không có thính giác, nên việc tìm thức ăn của chúng hoàn toàn dựa vào thị giác. Chúng thường bới các đống rác để tìm rau củ hay trái cây bỏ đi, đôi khi chúng còn ăn cả phân. Ngoài các đồ ăn thừa như vậy, một món ăn yêu thích khác của chúng là trứng.Thật tế, chúng là loài chim duy nhất ăn trứng. Mặc dù không có vị giác tinh tế lắm, nhưng loài chim này có một kỹ thuật đập trứng hết sức điêu luyện. Loại trứng ưa thích của chúng là trứng đà điểu, tuy nhiên trứng đà điểu rất to, và chúng không thể gắp lên được; vì thế chúng sẽ ngậm một hòn đã và ném liên tục vào quả trứng cho tới khi nó bể rồi thưởng thức món bổ dưỡng bên trong.

Cá sấu

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Nụ cười của cá sấu có lẽ là nụ cười khủng khiếp và đáng sợ nhất; có lẽ bạn sẽ chẳng muốn một con cá sấu nhe bộ hàm khổng lồ ra cười với mình đâu. Nói về “văn hóa ẩm thực” thì cá sấu là loài có thói quen ăn uống khá “thô thiển”. Nó sẽ chẳng để mất thời gian để nhai bữa ăn của mình mà thường nuốt chửng. Đối với những bữa ăn to quá khổ thì nó phải bỏ công nghiền con mồi ra những miếng vừa miệng hơn để nuốt. Còn khi ăn những con vật có vỏ cứng thì nó sẽ dùng răng của mình tách bỏ vỏ và chỉ thưởng thức phần thịt phía trong.

Sóc đỏ

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Tương tự như họ hàng sóc xám của mình, sóc đỏ cũng thu gom các loại hạt và quả hạch trong suốt mùa hè và mùa thu để dự trữ cho mùa đông. Tuy nhiên, trong thời buổi thực phẩm khan hiếm, thì loài sóc này còn có một mánh khóe để duy trì bữa ăn của mình. Chúng sẽ dùng răng khoét những cái lỗ trên thân của cây thích (maple) rồi chờ cho nhựa cây tiết ra lấp đầy những cái lỗ đó. Chúng sẽ chờ cho nhựa cây khô đi rồi quay lại liếm chất nhựa ngọt ngào này. Nhựa cây thích cung cấp cho chúng dưỡng chất và nguồn năng lượng cần thiết để sống qua mùa đông, trong lúc các nguồn thực phẩm khác không đủ.

Khỉ Nhật Bản

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Trong chuyện ăn uống, loài khỉ có lông trắng như tuyết này “văn minh” hơn rất nhiều so với các loài họ hàng khỉ khác. Thực đơn của chúng rất đa dạng, từ cây cỏ, trái cây cho tới côn trùng. Tuy nhiên, điều thú vị là chúng sẽ không cho bất cứ thứ gì nhặt được vào miệng một cách dễ dãi mà chúng biết rửa thức ăn trước khi ăn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra điều này khi họ để một số củ khoai lang trên bãi biển cho chúng, và thật ngạc nhiên, một con khỉ cái nhặt một củ khoai và mang ra biển rửa trước khi ăn; các con khác trong đàn cũng làm tương tự như vậy. Việc rửa đồ ăn trong nước biển không chỉ làm sạch thức ăn mà muối có trong nước biển cũng giống như gia vị làm tăng hương vị của món ăn.

Chim bách thanh

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Có lẽ bạn sẽ đồng ý rằng đồ ăn gắn vào xiên rất tiện lợi và dễ ăn đúng không. Loài chim bách thanh này cũng nhận ra điều đó, và nó đã ứng dụng điều này khi thưởng thức các bữa ăn của mình. Khi bắt được một con mồi, loài chim thông minh này sẽ xiên con mồi vào một vật nhọn nào mà nó tìm thấy, có thể là một cái gai nhọn trên một cành cây, hoặc thậm chí là gai trên hàng rào dây thép gai. Nhờ có cái xiên giữ con mồi nên nó có thể xé nhỏ và ăn những phần nào mà nó thích; nếu ăn không hết, nó sẽ để đó và quay lại ăn tiếp vào lần sau. Khi bắt được những côn trùng có độc, nó sẽ phơi con vật trên cái xiên vài ngày đợi cho chất độc bay hơi hết rồi mới quay lại thưởng thức món ăn của mình.

Bọ chôn đồ ăn

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Loài bọ này có cách chuẩn bị bữa ăn rất đặc biệt – cũng tương tự như cách con người chúng ta bảo quản đồ ăn trong hộp hoặc tủ lạnh để giữ thức ăn được tươi lâu và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Khi tìm thấy một xác chim hay chuột chết, ngay lập nó dùng một chất dịch tiết ra từ miệng để bao phủ con vật; chất dịch này có tác dụng vừa chống khuẩn, vừa chống vi nấm, lại vừa làm chậm quá trình phân hủy. Sau đó nó sẽ đào một cái hố để chôn cái xác xuống. Sau khi xong phần cất trữ thực phẩm, nó sẽ đào một cái hang cho chính nó ngay bên cạnh “ngôi mộ” kia, và chuẩn bị sinh nở. Khi ấu trùng bọ nở ra, chúng sẽ dàng ăn thức ăn mà mẹ chúng đã chuẩn bị sẵn.

Ong mật

Nghệ thuật ẩm thực của giới động vật

Các bảng xếp hạng có liên quan đến động vật sẽ thiếu sót nếu không kể đến ong mật. Sự cống hiến của loài côn trùng nhỏ bé này cho tự nhiên và cho con người quả thật là vô cùng to lớn. Chúng là là loài côn trùng duy nhất sản xuất thực phẩm cho con người. Cách chúng tạo ra loại mật thơm ngon bổ dưỡng này cũng rất kỳ công; bắt đầu từ việc tìm được mật hoa, mang về tổ, rồi ăn đi ăn lại mật hoa này nhiều lần cho đến khi tách được gần hết nước trong mật hoa. Tuy làm việc quần quật như vậy nhưng dường như chúng chẳng được hưởng gì từ thành quả lao động của mình, chính con người chúng ta mới là những kẻ “ngồi mát ăn bát vàng”, hưởng lấy tất cả.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News