Nghi ngờ về cái chết của nữ hoàng Ai Cập xinh đẹp
Các học giả ở Đại học Manchester, Anh, bác bỏ giả thuyết Cleopatra, nữ hoàng nổi tiếng xinh đẹp và quyền lực trong lịch sử Ai Cập cổ đại, chết do rắn cắn.
Sự thật về cái chết của nữ hoàng Cleopatra
BBC đưa tin, các nhà Ai Cập học đã kết hợp với chuyên gia về loài rắn để kiểm tra giả thuyết nữ hoàng Cleopatra bị một con rắn hổ mang náu mình ở giỏ quả sung cắn chết. Theo nhóm nghiên cứu, một con rắn đủ lớn để gây ra cái chết cho nữ hoàng và hai thị nữ không thể nấp vừa trong giỏ. Họ cũng nghi ngờ tính xác thực của ba phát cắn chết người diễn ra liên tiếp.
Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra nổi tiếng với sắc đẹp, sự thông thái và tài giao tiếp. (Ảnh: Aliexpress).
Cleopatra trị vì Ai Cập từ năm 51 đến năm 30 trước Công nguyên và qua đời ở tuổi 39. Cuộc đời vị nữ hoàng xinh đẹp và thông minh này bị cuốn vào những cuộc chiến tranh quyền lực của đế chế La Mã.
Theo lưu truyền của người La Mã, Cleopatra tự kết liễu cuộc đời mình bằng vết cắn chí mạng của một con rắn độc. Tuy nhiên, nhà Ai Cập học Joyce Tyldesley và Andrew Gray, phụ trách khu vực bò sát ở Bảo tàng Manchester, nhận định rắn hổ mang có kích thước quá lớn để che giấu.
Rắn hổ mang thường dài 1,5 – 1,8m và có kích thước tối đa 2,5m. Theo các chuyên gia, một con rắn lớn như vậy rất khó giấu kín. Ngay cả trong trường hợp con rắn được đưa vào cung một cách bí mật, nó hầu như không thể giết chết Cleopatra và hai thị nữ bằng những phát cắn nhanh liên tiếp.
"Khả năng chết người do rắn cắn chỉ là 10%. Phần lớn các trường hợp là vết cắn khô không lan truyền nọc độc. Chúng tôi không phủ nhận rắn hổ mang khá nguy hiểm. Nọc độc của chúng gây hoại tử và sẽ làm chết người, nhưng theo cách rất chậm. Những con rắn sử dụng nọc độc để bảo vệ bản thân và săn mồi. Chúng sẽ giữ nọc độc và chỉ sử dụng khi cần. Do đó, không thể sử dụng một con rắn để giết liên tiếp 2 - 3 người", Ray cho biết.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Lũ quét chôn vùi hàng chục xác khủng long trong ao tù
Gần 100 năm qua, các nhà khoa học chưa thể lý giải vì sao mỏ khủng long Cleveland-Lloyd ở Texas, Mỹ lại chứa hóa thạch của hơn 75 con khủng long chân thú theropod sống ở kỷ Jura.
