Nghiên cứu khử mùi cho loài chim ở New Zealand
Một ý tưởng khá thú vị và ý nghĩa đã được các nhà khoa học ở New Zealand nung nấu và hy vọng nghiên cứu thành công, đó là bào chế ra một loại chất có thể giảm thiểu "mùi hương" khó chịu ở các loài chim "nặng mùi bẩm sinh" ở nước này, nhằm giúp chúng chống lại kẻ thù ăn thịt.

Chim Kiwi. (Ảnh vn.360plus.yahoo)
New Zealand là đất nước có hệ động vật phong phú, trong đó số lượng các loài chim khá dồi dào, tuy nhiên chúng đang đứng trước nguy cơ suy giảm số lượng khi trở thành mồi ngon của các động vật như mèo và chồn.
Nhắc đến New Zealand, không thể không nhắc đến loài chim nổi tiếng Kiwi - loài chim có mùi giống mùi nấm hương pha... nước tiểu, hay loài vẹt đêm không biết bay có mùi giống như một "cây vĩ cầm bị mốc." Hai loài chim này đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng về số lượng khi chúng luôn dễ dàng bị kẻ thù ăn thịt đánh hơi và phát hiện ra.
Nhà nghiên cứu Jim Briskie thuộc Đại học Canterbury cho biết ở New Zealand, có rất nhiều loài chim phải chịu đựng chính mùi hôi đặc trưng của chúng - thứ biến chúng trở thành mục tiêu dễ bị phát hiện của các loài động vật ăn thịt.
Những loài chim này tỏa ra một "mùi hương" rất nặng khi chúng rỉa và thay lông.
Hiện ông Briskie đã được tài trợ 600.000 đôla New Zealand (440.000 USD) từ Quỹ Nghiên cứu khoa học Marsden để tiến hành nghiên cứu trong ba năm tới về mùi của các loài chim cũng như tìm ra cách "khử mùi hôi" cho chúng, giúp chúng tránh kẻ thù để tránh nguy cơ suy giảm về số lượng./.

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom
Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.
