Nghiên cứu mới cho thấy: Virus có thể nghe và xem chúng ta

Nghiên cứu mới phát hiện virus có "mắt và tai" để xem xét chúng ta, một số loại virus có khả năng giám sát môi trường. Công trình này có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển thuốc kháng virus.

Đây là nghiên cứu của Đại học Maryland Baltimore County (UMBC) và được công bố trên tạp chí Frontiers in Microbiology

Theo nhóm nghiên cứu, virus đang sử dụng thông tin từ môi trường của chúng để "quyết định" khi nào bám chặt bên trong vật chủ của chúng, khi nào sinh sôi và bùng phát, giết chết tế bào vật chủ.

Nghiên cứu mới cho thấy: Virus có thể nghe và xem chúng ta
Virus có mắt và tai để xem xét chúng ta - Ảnh: LIST23

Theo nhà khoa học Ivan Erill - tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư khoa học sinh học tại UMBC - khả năng cảm nhận được môi trường của virus bao gồm các yếu tố do vật chủ tạo ra và sự tương tác giữa virus và vật chủ.

Nhóm của ông đã tập trung vào vi khuẩn, thường được gọi đơn giản là "thực khuẩn". Chúng là virus lây nhiễm vi khuẩn (gọi là phage). Trong nghiên cứu, các phage chỉ có thể lây nhiễm sang vật chủ của chúng khi các tế bào có các phần phụ đặc biệt, được gọi là pili và roi, giúp vi khuẩn di chuyển và giao phối.

Vi khuẩn tạo ra một loại protein gọi là CtrA kiểm soát thời điểm chúng gắn vào các phần phụ này. Nghiên cứu cho thấy nhiều phage phụ thuộc vào phần phụ trong ADN của chúng, nơi protein CtrA có thể gắn vào, được gọi là các vị trí liên kết.

Tại vị trí liên kết, các phage sẽ theo dõi sự hiện diện của protein này để "quyết định" xem có nên ở lại hay sao chép và xuất hiện ở vật chủ của nó.

"Nếu bạn đang phát triển một loại thuốc kháng virus và bạn biết virus đang lắng nghe một tín hiệu cụ thể, thì bạn có thể đánh lừa chúng", trang SciTech Daily dẫn lời ông Ivan Erill.

Nghiên cứu mới này là minh chứng cho thấy các phage đang lắng nghe những gì diễn ra trong tế bào, trong trường hợp này là về sự phát triển của tế bào. Đồng thời virus sẽ sử dụng thông tin tế bào để đưa ra quyết định.

Ví dụ, một virus động vật có thể muốn biết phản ứng miễn dịch của vật chủ đối với sự lây nhiễm của nó mạnh mẽ như thế nào, để tối ưu hóa chiến lược tồn tại và nhân rộng của nó.

"Nếu bạn đang phát triển một loại thuốc kháng virus và bạn biết virus đang lắng nghe một tín hiệu cụ thể, thì bạn có thể đánh lừa được virus", ông Erill nói.

Tuy nhiên, hiện tại nhóm nghiên cứu mới bắt đầu nhận ra mức độ tích cực của virus để mắt đến chúng ta và cách chúng theo dõi những gì đang xảy ra xung quanh để đưa ra quyết định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Được mệnh danh là

Được mệnh danh là "Spider-Man" vì nuôi hơn 300 con nhện độc trong nhà

Một người đàn ông sống tại Anh đã được mệnh danh là " Spider-Man ngoài đời thực" khi nuôi hơn 300 con nhện độc trong nhà.

Đăng ngày: 13/10/2022
Gián khổng lồ tưởng tuyệt chủng cách đây 80 năm bất ngờ xuất hiện ở Úc

Gián khổng lồ tưởng tuyệt chủng cách đây 80 năm bất ngờ xuất hiện ở Úc

Một sinh viên ngành sinh học của Đại học Sydney ở Úc đã bất ngờ phát hiện ra một con gián khổng lồ thuộc loài gián ăn gỗ Panesthia lata tưởng chừng như đã tuyệt chủng từ những năm 1930.

Đăng ngày: 13/10/2022
Nguồn gốc và ý nghĩa tâm linh của hoa bỉ ngạn mà không phải ai cũng biết

Nguồn gốc và ý nghĩa tâm linh của hoa bỉ ngạn mà không phải ai cũng biết

Hoa bỉ ngạn là loài hoa gắn ᴠới truуền thuуết bi thương cùng nhiều giai thoại bí ẩn, một loài hoa luôn được nhắc đến với những câu chuyện buồn đau, sự chia ly, tuyệt vọng– bỉ ngạn.

Đăng ngày: 13/10/2022
Các loại virus ngoài đời thực có thể tạo ra

Các loại virus ngoài đời thực có thể tạo ra "zombie" hay không?

Đề tài zombie đã được khai thác rất nhiều trong phim ảnh, trò chơi điện tử.

Đăng ngày: 13/10/2022
Các nhà khoa học lần đầu chạm vào cây cao nhất trong rừng Amazon

Các nhà khoa học lần đầu chạm vào cây cao nhất trong rừng Amazon

Sau 3 năm lên kế hoạch, năm chuyến thám hiểm và hai tuần đi bộ xuyên rừng, các nhà khoa học đã đến được vị trí cây cao nhất, khoảng 25 tầng lầu, từng được phát hiện trong rừng nhiệt đới Amazon.

Đăng ngày: 10/10/2022
Nghiên cứu mới cho thấy: Bèo tấm còn hơn cả siêu thực phẩm

Nghiên cứu mới cho thấy: Bèo tấm còn hơn cả siêu thực phẩm

Nhóm nghiên cứu CritMET tại Đại học Jacobs, Bremen (Đức) phát hiện bèo tấm không chỉ giàu chất dinh dưỡng, mà nó còn lưu trữ đất hiếm ở mức độ đặc biệt cao.

Đăng ngày: 09/10/2022
Tìm ra loại rêu đặc biệt có thể ngăn ngập lụt

Tìm ra loại rêu đặc biệt có thể ngăn ngập lụt

Rêu sphagnum có thể ngăn ngập lụt khi làm chậm tốc độ dòng chảy nước mưa đổ xuống hạ nguồn.

Đăng ngày: 06/10/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News