Nghiên cứu nụ hôn mãnh liệt đạt giải Ig Nobel 2015
Nghiên cứu về thời gian động vật đi tiểu, hay lợi hại của nụ hôn mãnh liệt, là hai trong số 10 phát hiện khoa học hài hước giành giải Ig Nobel năm nay.
Nghiên cứu đoạt giải Ig Nobel của năm 2015
Lễ trao giải Ig Nobel, "tôn vinh" các nghiên cứu khiến mọi người phá lên cười nhưng sau đó phải suy nghĩ, hôm 17/9 diễn ra tại Đại học Harvard, Mỹ, trong lần tổ chức thứ 25. Giải thưởng được tạp chí Annals of Improbable Research trao tặng, và là một kiểu nhại lại giải thưởng Nobel danh tiếng.
Báo cáo khoa học về thời gian động vật đi tiểu. (Ảnh: PNAS).
Giải vật lý được trao cho nhóm chuyên gia viện Công nghệ Georgia, với nghiên cứu về thời gian đi tiểu của động vật. Đối tượng nghiên cứu bao gồm chuột, dê, bò và voi. Sử dụng phương pháp phân tích video tốc độ cao, họ đã mô hình hóa động lực học chất lỏng tham gia quá trình đi tiểu và phát hiện ra rằng tất cả các động vật có vú nặng hơn ba kg xả bàng quang trong khoảng thời gian 21 giây.
Giải Hóa học thuộc về Callum Ormonde, đại học Western Australia cùng cộng sự với phát minh cách công thức hóa học để làm sống lại một phần quả trứng.
Giải Văn học thuộc về Mark Dingemanse, viện Tâm lý học Max Planck, Hà Lan cùng cộng sự với phát hiện từ "huh?" (hoặc từ tương đương) dường như tồn tại trong mọi ngôn ngữ của con người nhưng không rõ nguyên nhân tại sao.
Giải Quản lý thuộc về Gennaro Bernile , Đại học Quản trị Singapore. Ông cùng đồng nghiệp khám phá rằng nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp có đặc điểm chung là ưa thích mạo hiểm từ nhỏ và đã từng trải qua thiên tai (như động đất, núi lửa, sóng thần, cháy rừng).
Gà gắn đuôi sẽ bước đi giống khủng long. (Ảnh: Vasquez).
Giải Sinh học thuộc về Rodrigo Vasquez (Đại học Chile) cùng đồng nghiệp với phát hiện khi gắn thêm một cây gậy vào đuôi gà, nó sẽ có dáng đi giống khủng long.
Giải Kinh tế thuộc về cảnh sát Bangkok, Thái Lan với đề nghị thưởng tiền cho những cảnh sát từ chối nhận hối lộ.
Giải Y học được đồng trao tặng cho Hajime Kimata (Phòng khám Kimata Hajime, Nhật Bản) và Jaroslava Durdiaková (Đại học Comenius, Slovakia) cùng đồng nghiệp cho nghiên cứu về những lợi ích hoặc hậu quả y sinh học của nụ hôn mãnh liệt (hay các hành động thân mật tương tự giữa con người).
- Nhà khoa học người Flamand nhận Nobel “ngược”
- Những phát minh nhận giải Ig nobel 2014
- Ig Nobel 2013: Vỗ tay là phạm pháp đoạt giải hòa bình
Giải Toán học thuộc về Elisabeth Oberzaucher và Karl Grammer (Đại học Vienna, Áo) với nỗ lực dùng các phương pháp toán học để giải mã xem bằng cách nào Hoàng đế Moulay Ismael Khát máu của triều đại Sharifian ở Morocco có thể có tới 888 đứa con trong khoảng từ năm 1697-1727.
Giải Y học chẩn đoán thuộc về Diallah Karim (Bệnh viện Stoke Mandeville, Anh) cùng đồng nghiệp với phát hiện viêm ruột thừa cấp tính có thể được chẩn đoán chính xác bằng triệu chứng đau rõ rệt khi cho bệnh nhân đi xe qua gờ giảm tốc độ.
Giải Sinh lý học và côn trùng học được đồng trao tặng cho hai cá nhân. Justin Schmidt (Viện Sinh học Southwest, Mỹ) được "vinh danh" cho phát minh chỉ số Schmidt (chỉ số đo mức độ đau đớn do côn trùng cắn) bằng cách cho nhiều loài côn trùng cắn mình.
Theo truyền thống trong lễ trao giải Ig Nobel, máy bay giấy sẽ được ném lên sân khấu. (Ảnh: AP).
Đồng nhận giải là Michael L. Smith, Đại học Cornell, Mỹ. Bằng cách cho ong mật chích liên tục vào 25 địa điểm khác nhau trên cơ thể mình, Smith đã phát hiện những vị trí ít đau đớn nhất là hộp sọ, đầu ngón tay giữa và bắp tay, ngược lại, những vị trí đau đớn nhất là lỗ mũi, môi trên và dương vật.

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau
Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

50 phát minh làm thay đổi thế giới
Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới
Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?
Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới
Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.
