Nghiên cứu sản xuất da nuôi bằng tế bào gốc

Các bác sĩ tại bệnh viện Concord ở Sydney, Australia đang nghiên cứu các biện pháp giúp bệnh nhân bị bỏng bằng cách tạo lớp da thay thế trong phòng thí nghiệm, với hy vọng có thể tạo ra một bước ngoặt trong việc điều trị cho các nạn nhân bỏng.

Hội Bỏng Sydney hy vọng có thể tạo một loại da dầy thay thế giúp người bị bỏng cảm nhận và cử động được.

Các bác sĩ Australia mô tả nghiên cứu này đi trước các phương pháp điều trị bỏng hiện thời “nhiều năm ánh sáng.”

Giáo sư Peter Maitz, người đứng đầu dự án, cho biết: "Khái niệm cơ bản là tạo ra một cơ chế giống như một miếng xốp và hút nước, gọi là một lớp nền, thường nằm trong lớp biểu bì sâu dưới da người. Cơ chế giống như miếng bọt biển đó sẽ được gieo giống bằng chính các tế bào của người bệnh." 

Nghiên cứu sản xuất da nuôi bằng tế bào gốc

Ông Bernie Schulte đang hồi phục.

Theo giáo sư, một khi đạt được điều đó thì vấn đề khó khăn thực sự sẽ là làm sao để cơ thể chấp nhận cơ chế đó. Mục tiêu tối hậu của kỹ thuật sinh học là tạo ra bất cứ mảnh tế bào nào hay hệ thống cơ quan nào để cho nó được người bệnh chấp nhận.

Trong những năm gần đây, kỹ thuật ghép da đã có những bước tiến rất xa nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn những vết bỏng ăn sâu trong tế bào. Các phương pháp ghép da hiện hành sử dụng da lấy từ một bộ phận khác trên cơ thể người bệnh, nhưng có nhược điểm là không giãn, đổ mồ hôi hay mọc tóc.

Giáo sư Peter Haersch, thuộc nhóm nghiên cứu tại bệnh viện Concord, nói rằng kỹ thuật mới có thể tạo ra được loại da thay thế có độ dầy đầy đủ. Và đây sẽ là một bước tiến vĩ đại.

Mặc dù có thể phải mất cả chục năm nữa thì kỹ thuật này mới được phổ biến rộng rãi, nhưng các nhà khoa học cho biết kỹ thuật này có tiềm năng thay đổi hẳn cuộc sống của những nạn nhân bị bỏng.

Ví dụ như Bernie Schulte, một cựu sĩ quan cảnh sát chuyển sang làm trang trại tại bang New South Wales. Khi một đám cháy rừng trùm lên mảnh đất của nông gia chăn nuôi gia súc này hồi năm ngoái, ông đã bị bỏng nặng đến mức nhân viên y tế không nghĩ là ông sẽ qua khỏi.

Ông Schulte nói: "Khi bạn đã 62 tuổi và bị bỏng đến 80% cơ thể thì đa số các nước sẽ không có các cơ sở để cứu bạn. Giáo sư Maitz đã can thiệp và lấy đi những tế bào bị hủy hoại của tôi. Họ đã dùng một loại bàn chải chà lên thịt để bào đi những lớp da bị cháy bởi vì bạn không thể nào lành bệnh được nếu cơ thể bị phủ bởi lớp thịt đã bị cháy thành tro."

Theo ông Schulte thì sau ba tháng ông đã ở trong tiến trình lành bệnh khá tốt.

Giáo sư Maitz tin rằng phương pháp trị liệu mới sẽ cải thiện toàn bộ chất lượng cuộc sống của những người bệnh.

Cuộc thử nghiệm da thay thế với độ dầy toàn diện trên chuột và lợn sẽ bắt đầu tại Sydney trong năm 2011, còn các cuộc thử nghiệm trên người có thể bắt đầu trong vòng ba năm tới./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News