Nghiên cứu sự ấm lên toàn cầu qua hóa thạch kiến
Bốn nhà cổ sinh vật học đến từ Canada và Mỹ đã nghiên cứu hóa thạch của một con kiến khổng lồ tại bảo tàng Denver, qua đó tìm hiểu sự ấm lên toàn cầu ảnh hưởng như thế nào đối với sự phân bố sự sống cách đây khoảng 50 triệu năm.
Nghiên cứu trên được đăng trên trang mạng tạp chí Proceedings of the Royal Society B ngày 4/5. Nhóm nghiên cứu trên đã đặt tên cho hóa thạch kiến khổng lồ này là Titanomyrma lubei.
Kiến chúa có cánh này sống ở kỷ Eocene, cách đây khoảng 50 triệu năm. Thân của nó dài hơn 5cm, tương đương với kích cỡ một chú chim ruồi và ở tư thế đang bò. Hiện nay chỉ có những con kiến chúa khổng lồ thuộc một loài kiến ở vùng châu Phi nhiệt đới mới có kích cỡ to đến như vậy.
Hóa thạch kiến khổng lồ có kích thước bằng một chú chim nhỏ. (Nguồn: Internet)
Một trong những tác giả nghiên cứu trên, ông Bruce Archibald cho biết: “Điều ngạc nhiên là con kiến này bò trong một khu rừng cổ, hiện có thể là rừng Wyoming, khi nhiệt độ ở đó nóng giống như ở các khu vực nhiệt đới hiện đại. Trên thực tế, tất cả những con kiến khổng lồ hóa thạch có quan hệ gần đều được phát hiện ở các khu vực có khí hậu nóng ở châu Âu và Bắc Mỹ.”
Nhóm các nhà nghiên cứu trên đã tìm hiểu môi trường sống của các con kiến hiện đại khổng lồ nhất và thấy rằng phần lớn trong số chúng sống ở các khu vực nhiệt đới và chỉ ra rằng có thể có điều gì đó khiến những con kiến này phải sống ở những nơi có nhiệt độ cao.
Trong suốt kỷ Eocene, nhiều loài thực vật và động vật di chuyển giữa châu Âu và Bắc Mỹ thông qua dải đất vắt qua Bắc Cực nối hai lục địa này. Nhưng điều bí ẩn là làm thế nào mà những con kiến khổng lồ này vượt qua được khí hậu giá lạnh ở Bắc Cực.
Nhóm nghiên cứu trên cho rằng yếu tố quyết định là các giai đoạn ấm lên rất nhiều đã xảy ra xung quanh thời kỳ này. Chúng dường như tạo ra các cơ hội tuần hoàn cho sự sống ưa khí hậu nóng đi lại giữa hai lục địa trên qua Bắc Cực.
Ông Bruce Archibald cho biết những phát hiện trên sẽ giúp các nhà khoa học có được phương thức tiếp cận hiệu quả hơn trong việc tìm hiểu những ảnh hưởng của sự ấm lên toàn cầu đối với sự sống.
Ông Archibald cho rằng: “Do những thay đổi khí hậu của Trái Đất, chúng ta thấy những loài phá hoại sống trong khu vực nhiệt đới đang mở rộng quy mô tăng trưởng ở vùng khí hậu trung bình và những con chuồn chuồn tăng cường xuất hiện ở Bắc Cực. Do đó, việc tìm hiểu các hình thái sự sống thích nghi với sự ấm lên toàn cầu trong quá khứ sẽ ngày càng quan trọng trong tương lai”.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
