Nghiên cứu tê giác treo ngược đoạt giải Ig Nobel 2021

Thí nghiệm treo ngược tê giác để tìm hiểu những tác động lên cơ thể chúng là một trong những nghiên cứu được trao giải Ig Nobel năm nay.

Trái với giải Nobel danh giá, Ig Nobel là giải thưởng thường niên vinh danh nghiên cứu "đầu tiên khiến mọi người cười, sau đó khiến họ suy nghĩ", theo tạp chí khoa học hài hước Annals of Improbable Research. Tất cả nghiên cứu đoạt giải có vẻ ngớ ngẩn, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, chúng ta sẽ thấy phần lớn hướng đến giải quyết các vấn đề thực tế và được công bố trên những tạp chí học thuật sau khi có đánh giá từ hội đồng chuyên gia. Tương tự năm ngoái, lễ trao giải năm nay không diễn ra tại nhà hát Sanders ở Đại học Harvard tại Cambridge, Massachusetts, Mỹ như thường lệ mà được tổ chức trực tuyến vào tối hôm 9/9 do Covid-19.

Nghiên cứu tê giác treo ngược đoạt giải Ig Nobel 2021
Các nhà nghiên cứu thí nghiệm treo ngược tê giác bằng cần trục. (Ảnh: BBC).

Theo truyền thống, các học giả đoạt giải Nobel công bố và trao giải thưởng, bao gồm Frances Arnold (Nobel Hóa học năm 2018), Marty Chalfie và Eric Maskin (Nobel Kinh tế năm 2007). Người thắng giải phải tự lắp ghép cúp chứng nhận từ bản in PDF và nhận được tiền thưởng là tờ bạc trị giá 10.000 tỷ dollar Zimbabwe. Ngoài nghiên cứu về tê giác đoạt giải ở lĩnh vực Giao thông, Ig Nobel 2021 còn vinh danh nghiên cứu vi khuẩn trong kẹo cao su dính ở lề đường và cách kiểm soát gián trên tàu ngầm.

Bác sĩ thú y Robin Radcliffe ở Đại học Cornell và đồng nghiệp muốn tìm hiểu sức khỏe của tê giác có thể bị ảnh hưởng ra sao khi treo ngược chân dưới trực thăng. Đây là hoạt động được sử dụng ngày càng phổ biến trong công tác bảo tồn tại châu Phi để vận chuyển tê giác giữa các khu vực. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cơ bản nào kiểm tra chức năng tim phổi ở tê giác đang bị gây mê phản ứng thế nào trong lúc bay ở tư thế treo ngược, theo Robin.

Nhóm nghiên cứu cộng tác với Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Du lịch Namibia treo ngược 12 con tê giác đen đã gây mê dưới cần trục để đo phản ứng sinh lý của chúng. Kết quả là những con vật đều chịu đựng tốt. Trên thực tế, có bằng chứng tê giác hoạt động tốt hơn ở tư thế này so với nằm áp ngực xuống hoặc nằm nghiêng một bên.

"Tôi nghĩ lý do là khi tê giác nằm về một bên, chúng phải chịu tác động từ lưu lượng máu. Nói cách khác, nửa dưới phổi nhận được nhiều máu để trao đổi khí, nhưng do trọng lực, phần trên không lưu thông máu tốt như vậy. Khi tê giác treo ngược, lá phổi của chúng lưu thông máu đều hơn và hô hấp bình thường như khi đứng thẳng. Chúng tôi cũng nhận thấy khi nằm đè lên ngực hoặc nghiêng về một bên quá lâu, tê giác thường bị tổn thương cơ do chúng quá nặng. Trái lại, khi treo ngược, chân chúng không phải chịu áp lực ngoại trừ cảm giác bị dây buộc quanh đầu gối", Robin giải thích.

  • Giải Ig Nobel Sinh học được trao cho nhà nghiên cứu Susanne Schötz cho phân tích những thay đổi trong tiếng kêu của mèo khi giao tiếp với con người.
  • Giải Ig Nobel Sinh thái học thuộc về Leila Satari và cộng sự nhờ sử dụng phân tích di truyền để xác định các loài vi khuẩn khác nhau trú ngụ trong miếng kẹo cao su dính trên vỉa hè ở nhiều nước.
  • Giải Ig Nobel Hóa học vinh danh Jörg Wicker và cộng sự với phân tích hóa học không khí bên trong rạp chiếu phim để kiểm tra liệu mùi phát ra từ khách tới rạp có phản ánh mức độ bạo lực, tình dục, hành vi phản xã hội, việc sử dụng chất kích thích và lời nói thô tục trong bộ phim họ theo dõi hay không.
  • Giải Ig Nobel Kinh tế được trao cho Pavlo Blavatskyy, người phát hiện tình trạng béo phì của chính trị gia một nước có thể là dấu hiệu của tham nhũng.
  • Giải Ig Nobel Y học thuộc về Olcay Cem Bulut và cộng sự với nghiên cứu chứng minh cực khoái hiệu quả không kém thuốc thông mũi trong cải thiện hô hấp.
  • giải Ig Nobel Hòa bình, Ethan Beseris và cộng sự được vinh danh nhờ kiểm tra giả thuyết con người tiến hóa râu để bảo vệ bản thân họ trước những cú đấm vào mặt.
  • Người thắng Giải Ig Nobel Vật lý là nhóm nghiên cứu củaAlessandro Corbetta với thí nghiệm tìm hiểu tại sao người đi bộ hiếm khi đâm vào những người đi bộ khác.
  • Giải Ig Nobel Động học thuộc về Hisashi Murakami và cộng sự, những người tiến hành thí nghiệm tìm hiểu tại sao người đi bộ đôi khi đâm vào những người đi bộ khác.
  • Giải Ig Nobel Côn trùng học được trao cho nhóm nghiên cứu của John Mulrennan Jr do đề xuất phương pháp mới để kiểm soát gián trên tàu ngầm.

Bí ẩn vụ nổ lớn nhất lịch sử, có phải thông điệp từ vũ trụ?

Hiện tượng "vua chuột" hiếm gặp xuất hiện, thổi bùng lời đồn về tai ương đáng sợ

Ai đã phát minh ra khẩu súng đầu tiên?

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
5 người Việt lọt top 100 nhà khoa học xuất sắc nhất Châu Á

5 người Việt lọt top 100 nhà khoa học xuất sắc nhất Châu Á

Tạp chí khoa học Asian Scientist (Singapore) vừa công bố danh sách 100 nhà khoa học Châu Á có những thành tích xuất sắc trong nghiên cứu, Việt Nam vinh dự có 5 người góp mặt.

Đăng ngày: 05/05/2021
Choáng ngợp

Choáng ngợp "diễu hành" xác ướp 3.000 tuổi của hoàng gia Ai Cập

Lễ diễu hành của 22 xác ướp vua và hoàng hậu Ai Cập có niên đại lên tới 3.000 năm được tổ chức hoành tráng, mang đậm dấu ấn của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất của nhân loại.

Đăng ngày: 10/04/2021
Phục hồi môi trường biển: Nhà khoa học nữ giành giải thưởng xuất sắc

Phục hồi môi trường biển: Nhà khoa học nữ giành giải thưởng xuất sắc

Theo ước tính của các nhà bảo vệ môi trường, mỗi năm có hàng triệu tấn chất thải đủ loại, từ vô cơ đến hữu cơ và các chất độc hại được đưa vào nước biển.

Đăng ngày: 29/03/2021
Tập thể và nữ nhà khoa học nhận giải thưởng Kovalevskaia 2020

Tập thể và nữ nhà khoa học nhận giải thưởng Kovalevskaia 2020

Giải thưởng Kovalevskaia 2020 vinh danh PGS. TS Trương Thanh Hương và Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, dự kiến trao giải ngày 5/3.

Đăng ngày: 23/02/2021
Những sự kiện thiên văn đáng xem trong năm 2021

Những sự kiện thiên văn đáng xem trong năm 2021

Từ mưa sao băng cho đến nguyệt thực, đây là những sự kiện thiên văn thú vị nhất được mong đợi trong năm 2021.

Đăng ngày: 05/01/2021
Những sự kiện khoa học thế giới nổi bật năm 2020

Những sự kiện khoa học thế giới nổi bật năm 2020

Năm qua dù Covid-19 hoành hành, song thế giới vẫn chứng kiến cuộc đua tới sao Hỏa cùng những thành tựu đột phá về nghiên cứu vũ trụ, chỉnh sửa gene trong y học.

Đăng ngày: 28/12/2020
Những giải pháp công nghệ lấy cảm hứng từ thiên nhiên nổi bật trong năm 2020

Những giải pháp công nghệ lấy cảm hứng từ thiên nhiên nổi bật trong năm 2020

Biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học đang phơi bày sự phụ thuộc của con người vào thế giới tự nhiên, từ nguồn thức ăn cho đến bầu không khí để hít thở.

Đăng ngày: 25/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News