Nghiên cứu xử lý bùn đỏ bô xít thành đất trồng

Sau hơn một năm nghiên cứu đề tài “Xử lý bùn đỏ thành đất trồng" theo đơn đặt hàng của Tập đoàn than - khoáng sản Việt Nam, đại học Đà Lạt đã thử nghiệm trồng một số loại cây sinh trưởng tốt.

>>>  “Lũ bùn đỏ” gây hại như thế nào?
>>> Sự cố Hungary và bài học bauxit với Việt Nam


Bùn đỏ là chất độc hại có tính kiềm cao.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tùng, khoa Môi trường Trường đại học Đà Lạt cho biết, nhóm khoa học đã tập trung nghiên cứu hướng tiếp cận xử lý phế thải bùn đỏ trong các dự án bô xít - alumin. Bùn đỏ sau khi được xử lý có thể dùng làm đất trồng phục vụ hoat động sản xuất nông nghiệp.

Kết quả thử nghiệm trên một số loại cây trồng cho thấy cây sinh trưởng rất khả quan.

Nhóm nghiên cứu đã trung hòa bùn đỏ với chất thải hữu cơ như bã thải sau trồng nấm, phế thải dịch nấm men và than bùn, tỷ lệ đồng đều 1:1:1:1, để tạo thành đất mới thích hợp với cây trồng.

Với loại đất này, nhóm nghiên cứu trồng thử nghiệm một số loại cây như thanh long, nha đam (lô hội), xương rồng Nopal và cây dứa có sức chống chịu cao. Kết quả là những cây này có khả năng sinh trưởng rất khả quan.

Theo Tiến sĩ Tùng, bùn đỏ là chất thải có chứa nhiều chất hóa học vô cùng độc hại. Cây trồng không thể sinh trưởng và phát triển trên loại đất này. Ví dụ ngô, cà chua, lúa trồng trên bùn đỏ sau hai ngày sẽ chết hoàn toàn.

Bùn đỏ gồm các thành phần khoáng vô cơ không thể hòa tan, trơ không biến chất và tồn tại lâu dài. Nó chỉ đóng rắn và chuyển hóa sau 25 năm. Bùn đỏ là chất độc hại có tính kiềm cao.

Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết loại cây trồng đều nhạy cảm với các hỗn hợp khoáng trong bùn đỏ. Cây trồng sẽ bị ức chế sinh trưởng rất nặng, dẫn tới hoại tử từng phần và chết rụi khi muối Na2SO4 rút lên trắng hết mặt đất và cây, làm cho rễ cây chết sau 3-10 ngày.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News