Ngỡ ngàng với thiết bị đặc biệt có thể dịch suy nghĩ thành lời nói
Các nhà khoa học đang nghiên cứu một phát minh mới có thể dịch suy nghĩ thành lời nói để giúp bệnh nhân đột quỵ và những người bị liệt giao tiếp.
Một chiếc máy tiếp cận tâm trí có thể dịch suy nghĩ thành lời nói đang tiến gần hơn đến thực tế. Nghiên cứu này liên tục được thực hiện trong nhiều năm và gần đây, các nhà khoa học đã thành công trong việc phát lại một lời nói mà ai đó đang nghĩ bằng cách theo dõi hoạt động não của họ.
Trong khi vẫn còn một chặng đường dài nữa mới có thể cho ra kết quả cuối cùng nhưng các nhà khoa học cho biết rằng, phát minh này có thể giúp các bệnh nhân đột quỵ và những người bị liệt giao tiếp. Giáo sư Robert Knight và nhóm của ông tại UC Berkeley đã nghiên cứu cách nghe những lời nói, cách nói to và cách tưởng tượng những từ liên quan đến các vùng não chồng lên nhau.
Bằng cách theo dõi hoạt động của não, phát minh mới có thể chuyển đổi suy nghĩ thành lời nói.
"Hiện nay, thử thách này nhằm phát lại các lời nói có thể hiểu được từ bản ghi lại tín hiệu trực tiếp của não khi ai đó tưởng tượng ra 1 từ mà họ muốn nói", Knight, biên tập viên thành lập Frontiers tại Human Neuroscience cho biết. Mục đích của thiết bị là giúp những người bị di chứng của các bệnh như tê liệt hay bệnh Lou Gehrig có thể giao tiếp.
"Có nhiều chứng rối loạn thần kinh làm giới hạn lời nói mặc dù bệnh nhân nhận thức được những gì họ muốn nói. Chúng tôi muốn phát triển một thiết bị cấy ghép có thể giải mã các tín hệu xảy ra trong não khi chúng ta nghĩ đến 1 từ nào đó, sau đó biến các tín hiệu này thành một file âm thanh có thể phát lại bằng một thiết bị giọng nói", ông Knight giải thích thêm.
Thiết bị mới này sẽ phát suy nghĩ dự định của mọi người qua một thiết bị nói hoặc viết điện tử, tuy nhiên nhóm nghiên cứu vẫn còn cần tiến hành rất nhiều nghiên cứu khác. Họ có thể phát lại một từ mà một người vừa nghe trên máy bằng cách theo dõi hoạt động của thùy thái dương trong cuộc giải phẫu thần kinh.
Sử dụng điện cực đặt trên bề mặt của các khu vực ngôn ngữ của não ở bệnh nhân còn tỉnh táo, các nhà khoa học theo dõi mô hình phản ứng điện của các tế nào não trong khi nói. Sau đó họ đã tạo ra một mô hình máy tính có thể mã hóa phù hợp âm thanh nói với các tín hiệu này.
Nhóm nghiên cứu có thể giải mã lời nói khi một người nghĩ về một từ cụ thể từ bản ghi lại trực tiếp từ não. Mục tiêu cuối cùng của các nhà khoa học là tạo ra một thiết bị nhỏ có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.