Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Nép mình trong mây, ngôi làng nhỏ bé Mawlynnong được coi là biểu tượng hoàn hảo của một “cộng đồng thiên nhiên”.

Nằm ở một góc kiêm tốn giữa làn mây mù của bang Meghalaya thuộc Đông Bắc Ấn Độ, Mawlynnong được công nhận là ngôi làng sạch nhất thế giới. Mawlynnong hoàn toàn “đăng quang” ngôi vị này sau cuộc bình chọn của tạp chí National Geographic vào năm 2004 và được UNESCO công nhận năm 2006.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ
Ảnh: kavita-myroom.blogspot.com

Ngôi làng chỉ bao gồm khoảng 90 gia đình với gần 500 người dân, tạo thành một cộng đồng khép kín. Mặc dù nhỏ nhưng ở đây có đầy đủ tiện nghi như nhà thờ, trường học... và con người cũng có cách sống rất riêng.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Người dân ở đây tôn trọng thiên nhiên và dùng mọi cách để bảo vệ môi trường sống của mình. Họ coi việc bảo vệ thiên nhiên và giữ gìn sạch sẽ ngôi làng là một truyền thống quý báu để lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tất cả mọi con đường đều đặn được “điểm xuyến” những thùng rác làm bằng tre, nứa. Mỗi mẩu rác hay chiếc lá cây rơi xuống đều lập tức được dọn dẹp, bỏ vào thùng. Bởi vậy mà hầu hết những con đường rải sỏi xung quanh làng đều "sạch tinh tươm", không một mẩu rác.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Túi nilon hoàn toàn bị cấm sử dụng trong làng và tất cả các loại rác thải đều thân thiện với môi trường. Rác được đưa tới một chiếc hố đào trong cánh rừng gần làng để chúng phân hủy thành phân bón. Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá trong làng là một điều cấm kị.

Vì nằm trong vùng mưa nhiều của dãy Himalaya nên người dân Mawlynnong đã lợi dụng điều này để thu thập nguồn nước mưa. Họ sử dụng những chậu đá tự nhiên, rỗng đặt trước cửa nhà để hứng nước mưa. Với người dân Mawlynnong, những gì thuộc về tự nhiên đều vô cùng tinh khiết và quý giá.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Để có được những vật liệu thiết yếu cho cuộc sống, dân làng thường phải đi bộ khoảng 2 tiếng đồng hồ để đến khu chợ tập trung ở thị trấn. Có khá ít các phương tiện giao thông lưu thông ở khu vực này. Các tuyến xe buýt cũng tồn tại xung quanh khu vực tuy nhiên, hầu hết người dân lại thích đi bộ xuyên qua khu rừng mưa để cảm nhận hương vị của thiên nhiên.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Mặc dù nằm ở vị trí xa cách với thế giới hiện đại nhưng điều này không biến Mawlynnong thành một khu làng “vùng sâu vùng xa” và mù chữ. Nơi đây tự hào với 100% dân số biết đọc và viết cùng hệ thống giáo dục sơ cấp khá hoàn chỉnh. Người dân ở đây cũng vẫn có những hoạt động giao lưu với các thành phố, thị trấn lân cận và không hề bị lạc hậu.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Một điều nữa khá bất ngờ mà du khách tìm thấy ở ngôi làng này đó là người dân ở đây sống theo chế độ mẫu hệ. Điều này có nghĩa là phụ nữ có quyền hành tuyệt đối trong làng. Các dòng họ được lấy tên dựa theo họ của người vợ chứ không phải người chồng.

Kết quả của việc này là một xã hội mà con gái được coi như thành phần quan trọng nhất để thừa kế dòng tộc và tất cả tài sản được trao lại cho con gái út.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Cùng với đặc quyền mang tên của gia đình, những cô gái ở đây phải nhận rất nhiều trách nhiệm kể từ khi còn nhỏ. Ngay từ lúc 8 tuổi, các bé gái trong làng đã có quyền điều khiển và tiếp quản toàn bộ hoạt động của gia đình.

Khi lớn lên, mỗi phụ nữ trong nhà thường phải chăm sóc cho 3 thế hệ cùng sống dưới một mái nhà. Mặc dù sống cô lập với thế giới bên ngoài, các cô gái của Mawlynnong vẫn trải nghiệm một cuộc sống khá tự do và được tôn kính.

Ngôi làng sạch nhất thế giới - Nơi phụ nữ làm chủ

Với việc được công nhận là ngôi làng sạch nhất châu Á cùng với những nét văn hóa đặc biệt của mình, Mawlynnong đã trở thành điểm nóng du lịch mới nổi của cả bang.

Du lịch cũng trở thành nguồn thu nhập chính của dân cư ở đây. Với sự bùng nổ của du lịch, người dân Mawlynnong lại càng chăm chút hơn trong việc giữ sạch ngôi làng của mình. Những cư dân ở Mawlynnong thường xuyên tổ chức dọn dẹp làng mạc, đồng thời xây dựng thêm những tiện ích phục vụ cho ngành du lịch.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News