Ngôi mộ chống động đất cổ nhất thế giới

Ngôi mộ của Cyrus Đại đế cách đây hơn 2.500 năm được coi là công trình cổ nhất với cấu trúc chống động đất hiệu quả.

Ở Hy Lạp và Ba Tư cổ đại, một kỹ thuật xây dựng được phát triển trong đó vật liệu khác như gốm và đất sét được chèn vào giữa mặt đất và nền móng để khi mặt đất rung động, lớp này trượt dưới lớp khác giúp giảm thiểu thiệt hại gây ra bởi động đất, theo Amusing Planet. Kỹ thuật này được gọi là cách chấn đáy, là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ công trình xây dựng khỏi động đất ngày nay. Ví dụ sớm nhất về cách chấn đáy là ngôi mộ Cyrus ở Pasargadae, thủ đô của đế quốc Achaemenid dưới thời Cyrus Đại đế (năm 559 - 530 trước Công nguyên) tại Iran.


Ngôi mộ của Cyrus Đại đế. (Ảnh: Borna_Mirahmadian).

Dù Cyrus Đại đế trị vì vương quốc rộng lớn trải dài từ biển Địa Trung Hải tới sông Indus, lăng mộ của ông vô cùng đơn giản và khiêm nhường. Ngôi mộ có hình dáng gần giống lập phương với kích thước 6 x 5 m. Một cánh cửa nhỏ dẫn xuống hầm. Mái ngôi mộ có hình tam giác. Gian mộ nằm bên trên phần đáy hình kim tự tháp có 6 bậc lớn. Ngôi mộ được xây từ những tảng đá lớn.

Nền móng của mộ làm từ vài lớp đá vôi. Lớp đầu tiên xây bằng đá gắn kết nhờ vữa, bao gồm hỗn hợp vữa vôi và tro hoặc cát, sau đó mài nhẵn. Lớp phía trên làm từ các tảng đá nối với nhau bằng thanh kim loại nhưng không liền với lớp bên dưới. Điều này cho phép lớp phía trên trượt qua đỉnh của lớp dưới trong trường hợp động đất.

Ngôi mộ Cyrus đã trải qua nhiều trận động đất trong 2.500 năm qua, dù các nhà nghiên cứu không biết cường độ của chúng hay chúng có đủ mạnh để kích động cấu trúc "cách chấn đáy" hay không. Họ không phát hiện dấu hiệu tảng đá và các lớp bị xê dịch. Cho tới nay, họ vẫn chưa thể xác định chắc chắn cấu trúc kim tự tháp đúng là thiết kế "cách chấn đáy" giúp bảo vệ ngôi mộ hay không.

Theo sử gia Hy Lạp Arrian xứ Nicomedia, người từng là tướng của Alexander Đại đế, vị vua người Macedonia từng ghé thăm ngôi mộ sau khi cướp phá Persepolis. Alexander chỉ huy một trong những binh lính của ông là Aristobulus tiến vào lăng mộ. Ở bên trong, ông tìm thấy một chiếc giường bằng vàng, bộ bàn có bình để uống, quan tài vàng, vài đồ trang trí nạm đá quý.

Một nghiên cứu chi tiết của Đại học Islamic Azad ở Iran cho rằng hệ thống cách chấn đáy ở lăng mộ Cyrus Đại đế thực sự tồn tại. Họ đã mô phỏng ngôi mộ bằng phần mềm và để nó trải qua động đất mạnh trước khi rút ra kết luận.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Quái thú 218 triệu tuổi đầu đại bàng, mình cá sấu lộ diện ở Mỹ

Một loài quái thú được tìm thấy ở bang Texax - Mỹ đã làm các nhà khoa học bối rối hơn 3 thập kỷ.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ chi 1.800 tỉ phục dựng điện Kính Thiên

Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực bảo tồn các công trình lịch sử, văn hóa tại nội đô. Trong đó, TP sẽ chi 1.800 tỉ đồng thực hiện dự án phục dựng điện Kính Thiên.

Đăng ngày: 12/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News