Ngôi mộ cổ hé lộ "nữ chiến binh Amazon" trong thần thoại Hy Lạp
Các nhà khoa học vừa phát hiện hài cốt của một phụ nữ thời đồ sắt, được cho là một trong những nữ chiến binh Amazon mà nhiều truyền thuyết Hy Lạp cổ đại từng đề cập.
Tại vùng đất ngày nay là Armenia từng tồn tại vương quốc Uratu, phát triển thịnh vượng trong giai đoạn thế kỷ 9 đến thế kỷ thứ 6 trước công nguyên. Họ duy trì quan hệ bang giao tốt với những đế chế hùng mạnh trong giai đoạn đó, từ vùng Địa Trung Hải đến tận Ấn Độ.
Uratu có văn hóa riêng biệt tập trung vào săn bắn, quân sự và giao thương. Những đội quân xâm lược, như người Scythia với tham vọng chiếm vùng cao nguyên Trung Âu, thường bị đẩy lùi bởi các cung thủ thiện xạ của vương quốc.
Truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại từng nhắc đến những nữ chiến binh Amazon hùng mạnh. (Ảnh: Getty).
Ngỡ là quý tộc, hóa ra mộ cổ chiến binh
Các nhà khoa học đã phát hiện được một hài cốt cổ đại cho thấy những chiến binh của vương quốc Uratu bao gồm cả nam giới và nữ giới. Nhiều khả năng những phụ nữ của vương quốc chính là nữ chiến binh Amazon mà người Hy Lạp cổ đại từng nhắc đến.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí International Journal of Osteoarchaeology (Tạp chí Xương khảo cổ học Quốc tế), nhóm khoa học người Armenia cho biết họ tìm thấy hài cốt "nữ chiến binh" tại tỉnh Lori, trong khu nghĩa trang cổ đại Bover I.
Trưởng nhóm nghiên cứu Anahit Khudaverdyan, chuyên gia tại Học viện Khoa học Quốc gia Armenia, cho biết hài cốt được đặt theo dáng người gập. Cô được chôn cùng với nhiều bình gốm và trang sức. Các cổ vật có niên đại thời Tiền Armenia (thế kỷ thứ 8 - 6 trước công nguyên).
Dựa trên phân tích xương, nhóm kết luận đây là hài cốt một phụ nữ trên 20 tuổi. Ban đầu, nhóm nghiên cứu nghĩ nhân vật là một người có vị thế xã hội cao do được chôn cất cùng đồ trang sức.
Sau khi xét nghiệm lại, họ phát hiện xương của người phụ nữ có kết cấu rất cứng cáp và bị thương nhiều vị trí. Báo cáo khoa học nhận định người phụ nữ có cơ bắp thân trên mạnh mẽ, "cho thấy cường độ lao động đáng kể". Đặc biệt, cơ ngực và cơ delta của cô "được dùng để co và kéo bàn tay bằng lực vai". Điều này củng cố giả thuyết đây là hài cốt một nữ chiến binh được huấn luyện làm cung thủ.
Các nhà khảo cổ đặt ra giả thuyết cô là một nữ chiến binh. Cấu tạo cơ bắp cho thấy cô thường xuyên kéo dây cung ngang ngực. Ngoài ra, cơ đùi trên và cơ mông của người này được sử dụng rất nhiều, có thể "liên quan đến những hoạt động trong quân đội, chẳng hạn như cưỡi ngựa".
Nhiều ngôi mộ chiến binh khác được phát hiện ở vùng cao nguyên Armenia cũng có dấu hiệu tương tự về cấu trúc xương. Tại địa điểm khảo cổ Qarashamb, những chuyên gia khảo cổ cũng tìm thấy 5 ngôi mộ nam chiến binh với không ít điểm tương đồng.
Ngôi mộ ở Bover I là một trong rất ít các trường hợp nữ chiến binh cổ đại được khai quật, dù giới sử học từ lâu đã biết rằng nam giới lẫn nữ giới của vương quốc Uratu cổ đại đều tham gia chiến trận.
Cái chết dữ dội
Các nhà khoa học phát hiện ngôi mộ của một nữ chiến binh, sống tại vương quốc cổ đại nay là Armenia. (Ảnh: Bloomberg).
Các nhà khoa học còn tìm thấy mũi tên bằng sắt trong đầu gối trái của nữ chiến binh. Vết thương này đã lành từ lâu trước khi người phụ nữ qua đời. Nhóm nghiên cứu nghĩ rằng cung và mũi tên gây ra vết thương này là vũ khí do người địa phương chế tạo, được dùng cho săn bắn hoặc chiến đấu.
Trên hài cốt của nữ chiến binh còn có 3 vết thương khác, có thể đã xuất hiện vào thời điểm trước khi cô qua đời hoặc góp phần gây nên cái chết của cô.
Hông trái và phía trên đùi phải của nữ chiến binh có vết chém. Trong khi đó, phần bắp chân trái của cho thấy vết đâm. Số vết thương cho thấy bạo lực trong cuộc sống là một thực tế hiển nhiên đối với người phụ nữ cổ đại này. Cô chịu 2 vết thương trước khi chết, có thể bằng rìu và gươm, cho thấy khả năng cao cô chết trên chiến trường và bị tấn công bởi nhiều hơn 1 người.
Khudaverdyan và các đồng nghiệp cho rằng những nữ chiến binh như người phụ nữ tại Bover I có thể là cơ sở để người Hy Lạp cổ đại thêu dệt nên câu chuyện về các chiến binh Amazon. Bộ lạc chiến binh toàn nữ giới huyền thoại được mô tả sinh sống ở vùng phía đông bán đảo Tiểu Á, gần lãnh thổ nay là Armenia.
Trong nhiều thần thoại, những nữ chiến binh Amazon được xem như kẻ thù không đội trời chung của người Hy Lạp cổ đại. Những mẩu chuyện kể rằng người Amazon sống ở vùng phía đông và bắc Địa Trung Hải, cầu nối giữa đại lục địa Á - Âu.
Những anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, từ Hercules đến Theseus hay Achilles, đều phải chứng tỏ được tài năng của mình qua những trận đấu với nữ hoàng của các nữ chiến binh dũng mãnh, theo National Geography.
"Rất có thể các bộ lạc ở vùng Caucasus từng xuất hiện những nữ chiến binh", nhóm nghiên cứu nhận định. "Nhiều phát hiện cho thấy sự tồn tại của những nữ chiến binh này tương đồng mới mô tả của truyền thuyết Hy Lạp cổ đại về bộ tộc Amazon".

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.
