Ngôi sao chết phóng bức xạ mạnh kỷ lục vào Trái đất
Chớp tia gamma mạnh gấp 14 triệu lần tổng năng lượng của dải Ngân Hà chiếu thẳng tới Trái đất từ ngôi sao chết cách 6,6 tỷ năm ánh sáng.
Mô phỏng quá trình sụp đổ sao tạo ra GRB. (Video: NASA).
Sử dụng kính viễn vọng không gian tia gamma Fermi của NASA, các nhà thiên văn học thu được chớp tia gamma (GRB), hướng thẳng từ không gian sâu về phía Trái đất. Chớp tia này có tên gọi GRB 200826A. GRB thường được tạo ra khi một vật thể mang năng lượng cực mạnh xuất hiện trong không gian và chia thành hai loại là GRB dài và GRB ngắn.
GRB hình thành khi hai ngôi sao cực đặc, hoặc một ngôi sao và một hố đen sáp nhập trong sự kiện chớp nhoáng kéo dài chưa tới hai giây. GRB dài xuất hiện khi những ngôi sao siêu lớn sụp đổ. Nhưng GRB 200826A, phát hiện vào tháng 8/2020, gây bất ngờ cho các nhà khoa học bởi dù rất ngắn, dường như tín hiệu này có nguồn gốc từ quá trình sụp đổ sao. GRB 200826A được cho là GRB ngắn nhất ra đời theo cách như vậy.
GRB 200826A cũng cực mạnh. Năng lượng phát ra từ chớp tia gamma mạnh gấp 14 triệu lần tổng năng lượng do toàn bộ dải Ngân Hà giải phóng trong cùng khoảng thời gian. Tomás Ahumada, nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Maryland, đồng tác giả nghiên cứu về GRB 200826A, nhận định đây là một trong những GRB ngắn mạnh nhất từng được ghi nhận.
Chớp tia này có tên gọi GRB 200826A.
Các ngôi sao sụp đổ khi chúng cạn kiệt nhiên liệu hydro. Không có nhiên liệu này, ngôi sao bắt đầu sụp đổ vào lõi dưới ảnh hưởng từ lượng khổng lồ của chúng. Trong quá trình đó, ngôi sao giải phóng hai luồng bức xạ mạnh theo hướng ngược nhau. Nếu một trong hai luồng tia đó hướng thẳng về phía Trái đất, các nhà khoa học có thể phát hiện bằng kính viễn vọng chuyên dụng và tìm hiểu vị trí phát ra tín hiệu trong vũ trụ.
Sau khi phát hiện GRB 200826A, nhóm nghiên cứu khảo sát khoảng trời mà chớp tia gamma xuất hiện và nhận thấy nó đến từ thiên hà cách Trái đất 6,6 tỷ năm ánh sáng, có nghĩa thời gian để tín hiệu truyền tới hành tinh của chúng ta bằng khoảng một nửa độ tuổi của vũ trụ. Các nhà thiên văn học cũng phát hiện quầng sáng từ vụ sụp đổ sao, hé lộ nguồn GRB là một ngôi sao chết, không phải sự kiện sáp nhập thường gắn liền với GRB ngắn. Nhóm nghiên cứu công bố kết quả phát hiện hôm 26/7 trên tạp chí Nature Astronomy.
- Vì sao lốp xe có lông?
- Giữa nắng nóng hơn 50 độ C, UAE thành công tạo mưa như trút nước
- Vừa hoạt động trở lại, kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được ảnh hai thiên hà va vào nhau