Vừa hoạt động trở lại, kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được ảnh hai thiên hà va vào nhau

Đài quan sát nổi tiếng bay trên quỹ đạo Trái đất đã ngừng hoạt động vào ngày 13/6 và bặt vô âm tín trong hơn một tháng trời, khiến các kỹ sư NASA phải chật vật xác định lỗi bí ẩn nào đã gây ra vấn đề. Dù cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ đến nay vẫn chưa công bố chính xác nguyên nhân sự cố, nhưng họ đã mang được Hubble trở lại bằng cách kích hoạt một số phần cứng dự phòng của nó vào hôm thứ 5 tuần qua.

"Tôi đã khá lo lắng" - một lãnh đạo NASA tên Thomas Zurbuchen nói với Nzinga Tull, người đã dẫn dắt nhóm phát triển Hubble trong quá trình tìm kiếm nguyên nhân sự cố. "Chúng ta đều biết điều này rủi ro hơn những gì chúng ta vẫn thường làm".

Hubble đã chậm rãi khởi động lại hệ thống trang thiết bị khoa học của nó trong dịp cuối tuần qua và tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống để đảm bảo mọi thứ vẫn hoạt động. Tiếp đó, nó nhanh chóng chụp những bức ảnh đầu tiên sau một kỳ nghỉ dài.


Nzinga Tull, lãnh đạo nhóm sửa chữa kính viễn vọng không gian Hubble.

Đến hôm thứ bảy, kính viễn vọng này đã hướng ống kính về phía một số thiên hà khá bất thường. Một trong những bức ảnh mới mà nó chụp được cho thấy một cặp thiên hà đang chậm rãi va vào nhau. Bức ảnh khác cho thấy một thiên hà xoắn ốc với những "cánh tay" khá dài. Hầu hết các thiên hà xoắn ốc có số lượng "cánh tay" là số chẵn, nhưng thiên hà này chỉ có 3 "cánh tay" mà thôi. (Ảnh dưới).

Hubble còn quan sát những luồng sáng ở phía bắc và phía nam của sao Mộc, cùng với nhiều chòm sao với mật độ khá dày đặc. NASA vẫn chưa chia sẻ bức ảnh nào liên quan những trường hợp này.


Thiên hà xoắn ốc với những "cánh tay" khá dài.

"Tôi phấn khởi khi thấy Hubble trở lại quan sát vũ trụ, một lần nữa chụp những bức ảnh khiến chúng ta ngạc nhiên và đầy cảm hứng trong nhiều thập kỷ" - lãnh đạo NASA, Bill Nelson, nói trong một thông cáo báo chí. "Đây là khoảnh khắc để chúc mừng thành công của một nhóm các kỹ sư đã thực sự tận tâm với nhiệm vụ. Nhờ những nỗ lực của họ, Hubble sẽ tiếp tục hoạt động trong năm thứ 32 của nó, và chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu những hình ảnh biến hoá mà nó quan sát được".

Lỗi bí ẩn mất một tháng trời khắc phục

Hubble, kính viễn vọng không gian mạnh mẽ nhất thế giới, được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990. Nó từng chụp những bức ảnh về sự ra đời và lụi tàn của vô số các vì sao, phát hiện ra những mặt trăng mới xoay quanh sao Diêm Vương, và theo dõi hai vật thể liên vũ trụ bay xuyên qua thái dương hệ của chúng nó.

Những bức ảnh nó chụp được đã và đang cho phép các nhà thiên văn học tính toán được tuổi đời và quá trình mở rộng của vũ trụ, đồng thời có cái nhìn về những thiên hà hình thành một thời gian ngắn sau vụ nổ Big Bang.

Nhưng hệ thống máy tính của kính viễn vọng này bất ngờ ngừng hoạt động vào ngày 13/6. Hệ thống máy tính được lắp ráp từ những năm 1980 này được ví như bộ não của Hubble - đảm đương nhiệm vụ kiểm soát và theo dõi mọi thiết bị khoa học trên đài quan sát. Các kỹ sư NASA đã nhiều lần thử và thất bại trong việc khởi động lại nó. Cuối cùng, sau khi chạy nhiều bài test chẩn đoán, họ nhận ra rằng máy tính không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề - một vài phần cứng khác bên trong Hubble mới là thủ phạm khiến kính viễn vọng này tắt ngúm.


Kính viễn vọng không gian Hubble được phóng lên quỹ đạo vào năm 1990.

Như đã nói ở trên, chúng ta vẫn chưa biết chắc phần cứng nào là nguyên nhân. Các kỹ sư nghi ngờ rằng bộ kiểm soát năng lượng (PCU) của kính viễn vọng đã rơi vào tình trạng failsafe, khiến hệ thống máy tính tắt theo. PCU đó dường như đã tính toán sai điện áp gửi đến máy tính, hoặc có lẽ bản thân tính năng failsafe đã gặp vấn đề gì đó.

NASA hiển nhiên đã được chuẩn bị cho những vấn đề tương tự. Mỗi phần của hệ thống phần cứng trên Hubble có một bản sao dự phòng cài đặt sẵn trong trường hợp lỗi xảy ra. Do đó, các kỹ sư đã chuyển toàn bộ các thành phần bị lỗi sang phần cứng dự phòng. Và nay, kính viễn vọng Hubble đã quay trở lại công việc quen thuộc với hiệu suất đầy đủ 100%.

"Tôi cảm thấy cực kỳ phấn khích và nhẹ nhõm" - Tull nói sau khi hoàn tất chuyển đổi phần cứng. "Thật tự hào khi có tin tốt để chia sẻ"

Dù NASA đã khắc phục được lỗi, đó vẫn là một dấu hiệu cho thấy tuổi tác của Hubble đã đến ngưỡng cần "nghỉ hưu". Chiếc kính này chưa từng được nâng cấp kể từ năm 2019, và một vài phần cứng bên trong nó cũng có tuổi đời đến...hơn 30 năm.

"Đây là một cỗ máy già cỗi, và giống như nó đang nói với chúng ta rằng: nhìn này, tôi ngày càng già thêm một chút rồi đấy" - theo Zurbuchen. "Dẫu vậy, vẫn còn nhiều hoạt động khoa học đang đợi trước mắt, và chúng tôi phấn khởi về điều đó"

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 31/03/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News