Ngôi sao sắp phát nổ lớn hơn Mặt Trời 1.400 lần
Khi ngôi sao khổng lồ đỏ lớn gấp 1.400 lần Mặt Trời phát nổ, ánh sáng phát ra có thể quan sát được từ trên Trái Đất.
Eamon O'Gorman và các cộng sự tại Viện Nghiên cứu Cấp cao Dublin (DIAS), Ireland, sử dụng kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới ALMA đặt tại Chile để quan sát sắc quyển (chromosphere) của ngôi sao Betelgeuse ở bước sóng dưới milimet.
Ngôi sao khổng lồ đỏ Betelgeuse. (Ảnh: ALMA).
Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Astronomy & Astrophysics hôm 20/6 cho thấy, khí quyển của Betelgeuse có nhiệt độ trung bình 2.487 độ C ở khoảng cách bằng 1,3 lần bán kính sao, thấp hơn cả nhiệt độ của quang quyển (3.417 độ C) và nhiệt độ ở khoảng cách bằng hai lần bán kính sao. Nhóm nghiên cứu tin rằng, bầu khí quyển không được nung nóng đồng đều là do quá trình đối lưu quy mô lớn gây ra bởi từ tính của ngôi sao.
Ngoài ra, các nhà khoa học phát hiện sự phát tán khí và bụi trong bầu khí quyển của Betelgeuse không đối xứng theo hình cầu mà bị lệch về phía đông và đông bắc. "Quá trình phát tán không đối xứng cho thấy sự nóng lên cục bộ diễn ra trong bầu khí quyển của Betelgeuse", nhóm nghiên cứu kết luận.
Betelgeuse, ngôi sao sáng thứ hai trong chòm sao Orion, là một sao khổng lồ đỏ nằm cách Trái Đất 650 năm ánh sáng, theo Sci-News. Nó có bán kính lớn hơn Mặt Trời 1.400 lần và sáng hơn Mặt Trời 100.000 lần.
Dù mới chỉ tồn tại khoảng 8 triệu năm, Betelgeuse đã đến giai đoạn cuối cuộc đời và chuẩn bị phát nổ thành một siêu tân tinh. Khi điều này xảy ra, siêu tân tinh sẽ dễ dàng được nhìn thấy từ Trái Đất, thậm chí ngay cả trong ánh sáng ban ngày.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
