Ngỗng cổ đại có răng cứng như xương

Hộp sọ 50 triệu năm tuổi đã tiết lộ rằng loài chim khổng lồ với sải cánh dài 5 met đã từng bay lượn trên những vùng biển mà ngày nay trở thành London, Essex và Kent. Chúng là họ hàng của vịt và ngỗng nhưng lại mang một đặc điểm khá kỳ lạ so với loài chim: mỏ của chúng có những chiếc răng cứng như xương.

Hóa thạch mới được phát hiện tại đảo Sheppey đã mang đến một ý nghĩa mới cho cụm từ “Ngỗng mẹ”. Phát hiện được công bố trên tờ Palaeontology ngày 26 tháng 9. Hộp sọ hóa thạch thuộc về loài Dasornis, một loài chim răng cứng như xương hay còn gọi là pelagornithid, được phát hiện tại lớp đất sét nằm dưới khu vực London, Essex và bắc Kent ở đông nam nước Anh.

Hóa thạch của loài chim có răng xương trong lớp trầm tích đã được biết đến từ lâu nhưng hóa thạch mới này là một trong những hóa thạch hộp sọ hoàn thiện nhất từng được phát hiện. Nó còn gìn giữ được các đặc điểm giải phẫu chưa được biết tới trước đây về một loại sinh vật kỳ lạ.

Với sải cánh dài 5 met, con chim khổng lồ này khá giống với chim hải âu. Hải âu có sải cánh lớn nhất so với các loài chim hiện đại, nhưng sải cánh của Dasornis thậm chí còn lớn hơn 1,5 met. Mặc dù có sự tương đồng nhưng nghiên cứu gần đây nhất cho thấy họ hàng gần gũi nhất của Dasornis và của hóa thạch này là vịt và ngỗng. 

Ngỗng cổ đại có răng cứng như xương
Loài ngỗng Dasornis emuinus bay lượn trên các vùng nước bao phủ diện tích mà ngày nay trở thành London, Kent và Essex (Anh Quốc). (Ảnh: Bảo tàng lịch sử tự nhiên và Viện nghiên cứu Senckenberg)

Gerald Mayr, chuyên nghiên cứu cổ sinh vật học và điểu cầm học thuộc Viện nghiên cứu Senckenberg (Đức) kiêm tác giả của bài báo, cho biết: “Hãy tưởng tượng một con chim giống như con ngỗng bay lượn trên biển và có kích cỡ của một chiếc máy bay nhỏ. So với ngày nay thì đã từng tồn tại rất nhiều loài động vật kỳ lạ, nhưng có lẽ điều kỳ lạ nhất về loài chim này là chúng có những cái nhô như răng ở bên rìa mỏ”. Giống như tất cả các loài chim hiện đại Dasornis có mỏ làm bằng keratin, cùng loại chất liệu giống tóc và móng tay của chúng ta, nhưng nó lại có rằng bằng xương. “Răng thực sự phải được tạo nên từ men răng và ngà răng. Không một loài chim hiện đại nào có răng thực sự có lẽ bởi vì tổ tiên của chúng đã loại bỏ răng thực từ cách đây trên 100 triệu năm nhằm làm giảm trọng lượng giúp bay lượng dễ dàng hơn. Nhưng loài chim có răng thực như Dasornis lại đặc biệt trong số các loài chim khác bởi chúng tái tạo lại cấu trúc giống răng bằng cách hình thành nên lớp đinh rắn chắc này”.

Vậy tại sao Dasornis lại có răng thực? Mayr cho biết: “Điều này có liên quan đến chế độ ăn. Chúng có lẽ đã bay lượn trên biển, đớp lấy cá và mực khi bay. Với một chiếc mỏ bình thường thì rất khó để giữ con mồi còn với những chiếc răng thì sẽ khiến con mồi không thể nào trượt đi mất”.

Tham khảo:
Mayr et al. A skull of the giant bony-toothed bird Dasornis (Aves: Pelagornithidae) from the Lower Eocene of the Isle of Sheppey. Palaeontology, 2008; 51 (5): 1107 DOI: 10.1111/j.1475-4983.2008.00798.x

Từ khóa liên quan:

ngỗng

hải âu

răng

hộp sọ

sải cánh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Sóng nhiệt mùa hè tiết lộ một vòng tròn 5.000 năm tuổi ở Ireland

Một đợt hạn hán ở Ireland có lẽ đã khiến hoa màu khô héo, nhưng nó cũng mang lại một điểm tích cực, ít nhất là với các nhà sử học.

Đăng ngày: 23/07/2018
Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm lâu đời nhất thời Cổ Vương quốc Ai Cập

Xưởng gốm có niên đại cách đây khoảng 4.500 năm được giới khảo cổ phát hiện trong quá trình tu bổ đền Kom Ombo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Giả thuyết phụ nữ cuồng loạn vì thiếu sex trong giấy cói cổ

Các nhà khoa học giải mã bí ẩn cuộn giấy cói cổ có niên đại 2.000 năm trong bộ sưu tập của Đại học Basel, Thụy Sĩ, theo Live Science.

Đăng ngày: 21/07/2018
Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Giật mình chuyện tấn công tình dục thời Ai Cập cổ đại

Mảnh giấy cói 3.000 năm tuổi của người Ai Cập cổ đại mới được các chuyên gia tìm thấy là một phần của tài liệu có tên gọi Papyrus Salt 124.

Đăng ngày: 20/07/2018
Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Phát hiện hóa thạch khủng long bọc giáp đầu gai ở Mỹ

Các nhà cổ sinh vật học tỏ ra bối rối khi lần đầu khai quật hóa thạch khủng long bọc giáp đầu đầy gai nhọn ở bang Utah, Mỹ, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Ai Cập mở nắp quan tài đá cổ 2.000 năm

Chiếc quan tài đồ sộ màu đen bí ẩn không chứa xác Alexander Đại đế hay lời nguyền chết chóc như suy đoán trước đó.

Đăng ngày: 20/07/2018
Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Rắn non chết cứng trong nấm mộ hổ phách 99 triệu năm

Con rắn non bò ra khỏi vỏ cách đây 99 triệu năm ở Đông Nam Á không có cơ hội lớn lên. Thay vào đó, nó bị nhựa cây rơi trúng và cuối cùng chết cứng trong nấm mộ hổ phách.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News