Người dân Indonesia hoảng loạn vì động đất mạnh
Một trận động đất vừa xảy ra tại đảo Sumatra của Indonesia, khiến những người đang làm việc trong cơ quan lập pháp tỉnh Aceh phải tháo chạy ra ngoài.
>>> Video: Người dân Indonesia hoảng loạn vì động đất
Một người đàn ông xuất đi gần bờ biển Lok Kruet, Aceh Besar, nơi xảy ra động đất.
Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ cho biết trận động đất mạnh 5,1 độ Richter đã xuất hiện lúc 10 giờ 24 phút sáng 17/4 ở độ sâu 42km dưới lòng đất, cách phía Tây Nam tỉnh Banda Aceh 80km.
Ông Arif Achir, thuộc cơ quan thiên văn và địa chất Malaysia cho biết: "Tâm chấn nằm dưới biển và người dân Banda Aceh có thể cảm nhận rõ". Ông Achir cho biết thêm hiện không có cảnh báo sóng thần và người ta cũng chưa xác định được thiệt hại do trận động đất gây ra.
Một phóng viên AFP nói rằng động đất kéo dài chừng 45 giây, khiến người dân trong cơ quan lập pháp và trẻ con đang học trong lớp phải tháo chạy ra ngoài.
Cũng trong tuần trước, tỉnh Aceh đã bị rung lắc dữ dội bởi hai trận động đất lớn, gây cảnh báo sóng thần trên khu vực Ấn Độ Dương.
Với cường độ 8,6 độ Richter, vụ đầu tiên trong hai trận động đất này đã mạnh ngang với trận động đất xảy ra hồi năm 2004 và gây sóng thần khiến 170.000 người thiệt mạng ở Aceh.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
