Người Ai Cập cổ đại đo mực nước sông Nile thế nào?

Sông Nile đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân Ai Cập cổ đại. Chính vì vậy, người xưa đã khéo léo sử dụng một số công cụ, biện pháp để đo mực nước sông Nile nhằm phục vụ đời sống con người.


Mỗi năm, mực nước sông Nile lại dâng cao vào mùa hè. Theo đó, nước tràn bờ và đem phù sa cho khu vực đồng bằng quanh sông Nile. Chính cơn lũ thường niên này giúp đất đai màu mỡ cho người Ai Cập cổ đại canh tác nông nghiệp.


Tuy nhiên, những trận lũ lụt lớn cũng trở thành thảm kịch thiên nhiên khiến mùa màng của người dân Ai Cập bị mất trắng, cuốn theo dòng nước lũ.


Trong trường hợp nước sông Nile không dâng lên thì hạn hán sẽ xảy ra. Hậu quả là nạn đói hoành hành, người dân sống trong cảnh khó khăn.


Ngay từ thời xa xưa, người Ai Cập đã sống dựa vào những cơn lũ của sông Nile. Tuy nhiên, lũ lụt là điều mà không ai có thể dự đoán trước được.


Do vậy, lũ lụt còn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực chính trị và hành chính ở Ai Cập thời cổ đại. Nguyên do là vì sản lượng mùa màng sẽ quyết định mức thuế mà dân chúng phải nộp.


Chính vì vậy, người Ai Cập bắt đầu tiến hành đo mực nước sông Nile để dự đoán mùa màng mỗi năm có thuận lợi hay không.


Ban đầu, người Ai Cập tạo ra những vết khắc trên vách đá cạnh bờ sông Nile để theo dõi mực nước tăng giảm của sông Nile.


Về sau, người ta sử dụng cầu thang, cột, giếng và các công trình bằng đá khác để theo dõi mực nước sông Nile tăng hay giảm.


Các thầy tế được giao nhiệm vụ theo dõi, ghi chép mực nước hàng ngày của sông Nile cũng như chịu trách nhiệm thông báo về cơn lũ mùa hè.


Do vậy, khả năng dự đoán những trận lũ lụt trở thành một trong những điều bí ẩn về thầy tế Ai Cập thời cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem

Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Đăng ngày: 02/02/2025
Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Đăng ngày: 01/02/2025
Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17

Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển

Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Đăng ngày: 05/01/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 02/01/2025
Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà

Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Đăng ngày: 29/12/2024
Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?

Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Đăng ngày: 29/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News