Người Ai Cập cổ từng xây dựng khu công nghiệp
Những khám phá mới đây về kỹ năng chế tác thủy tinh kèm theo việc phát hiện một khu liên hợp công nghiệp của người Ai Cập cổ lại một lần nữa khiến thế giới phải ngạc nhiên trước trình độ và sự phát triển của nền văn minh này.
Khu vực mới được khai quật nằm ở Amarna, dọc theo bờ sông Nile và có niên đại từ thời Akhenaten (1352 – 1336 trước Công nguyên), vài năm trước khi vua Tutankhamun lên trị vì.
Một sử gia cho rằng, người Ai Cập thời kỳ này nhập khẩu thủy tinh nhưng đội khảo cổ do Paul Nicholson thuộc Đại học Cardiff, Wales đã chứng minh công nghệ chế tác thủy tinh của Ai Cập cổ tiến bộ hơn rất nhiều bằng việc khôi phục lại một lò nấu thủy tinh 3.000 năm tuổi. Thậm chí họ đã cho ra đời một mẫu thủy tinh sử dụng lò nấu này cùng với cát trong khu vực.
Đội khảo cổ cũng phát hiện thủy tinh chỉ mới là một phần của cả một khu liên hợp công nghiệp, bao gồm xưởng làm gốm, các công cụ chế tác phẩm màu xanh và các vật liệu khác được sử dụng trong kiến trúc.
Các nhà khoa học tin rằng khu công nghiệp này chuyên cung ứng vật liệu cho các công trình công cộng bởi vị trí của nó nằm gần một trong những điện thờ chính của vùng Amarna. Nicholson cho biết: “Nhiều nhà khoa học cho rằng thủy tinh trên các đồ tạo tác thời kỳ đó được nhập khẩu nhưng đã có bằng chứng cho thấy thợ thủ công Ai Cập đủ khả năng chế tác thủy tinh và còn biến nó thành một ngành công nghiệp bên cạnh các ngành công nghiệp sản xuất khác.”
![]() |
Lò nung thủy tinh được tái tạo theo mô phỏng lò nung do người Ai Cập cổ sử dụng. (Ảnh: LiveScience) |

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
