Người bị chôn sống vì tuẫn táng có thể sống trong bao lâu dưới mộ?
Trong 1 không gian thiếu hụt tất cả mọi thứ cần thiết cho sự sống, những nạn nhân bất hạnh phải tuẫn táng theo người chết đã phải trải qua điều gì trước khi chết?
Tuẫn táng - hủ tục ghê rợn thời phong kiến
Vào thời phong kiến, Trung Quốc từng tồn tại 1 hủ tục cực kì ghê rợn: Tuẫn táng người sống theo người chết (chôn sống). Ngoài việc cảm thấy sợ hãi tột cùng hủ tục này, rất nhiều người cũng thắc mắc rằng: Liệu những nạn nhân bị tuẫn táng ấy có thể sống bao lâu dưới lòng đất lạnh lẽo? Những ghi chép về 1 vụ tuẫn táng quy mô lớn diễn ra vào thời nhà Liêu sẽ giải đáp được câu hỏi này của hậu thế.
Hủ tục tuẫn táng tại Trung Quốc đã được cấm triệt để từ thời Khang Hi (nhà Thanh). Trước đó, khi vẫn còn tồn tại, hủ tục này đã cướp đi sinh mạng của biết bao người vô tội. Và 1 trong những lăng mộ nổi tiếng vì có lượng lớn người sống bị chôn sống trong lịch sử phải kể đến lăng mộ của Gia Luật Bội từ thời nhà Liêu.
Bởi vì chế độ tuẫn táng thời xưa quá đỗi tàn nhẫn và đáng sợ nên bất kì nạn nhân nào được thông báo việc phải mai táng theo người đã khuất thì họ sẽ tìm cách thoát thân. Do đó, để phòng tránh trường hợp này, những tầng lớp hoàng gia quý tộc đã nghĩ ra 1 cách thâm hiểm khác để hoàn thành mục đích của họ.
Tuẫn táng rất thịnh hành tại Trung Quốc trong khoảng thời gian trước thời nhà Thanh. (Ảnh: Baidu)
Đó chính là dùng thủ đoạn lừa những người vô tội bị chúng "chọn" cho việc tuẫn táng. Và vụ chôn sống hàng trăm mạng người trong lăng mộ của Gia Luật Bội chính là ví dụ điển hình cho sự ác độc, đê hèn của bè lũ quý tộc hoàng gia thời xưa.
Thủ đoạn mà người nhà Gia Luật Bội dùng để lừa người đó là giả vờ vận chuyển 1 chiếc lồng cực to đến khu vực lăng mộ của gia tộc. Đồng thời, cho truyền đi thông tin rằng trong lồng có chứa mãnh hổ cực hiếm. Cách thêu dệt câu chuyện của họ đã khơi dậy lòng hiếu kì của những người dân xung quanh.
Những người dân vì muốn tận mắt chiêm ngưỡng loài vật lạ nên đã mắc bẫy. Họ đã tìm đến khu vực lăng mộ Gia Luật Bội – nơi đặt chiếc lồng được cho là nhốt mãnh hổ với hy vọng được chứng kiến.
Nhiều người vô tội bị lừa đẩy xuống những chiếc "hố" chôn sống khổng lồ. (Ảnh: Baidu)
Nào ngờ, khi đang ngắm nghía say sưa, những người dân vô tội đã bị bẽ lũ người nhà Gia Luật Bội thẳng thừng đẩy mạnh xuống lòng lăng mộ. Đến khi nhận ra bị lừa, những con người đáng thương này đã không thể làm gì vì cửa lăng mộ đã đóng sập lại ngay sau đó.
Điều kinh khủng mà hàng trăm con người vô tội ấy phải chịu đựng khi bị đẩy xuống lăng mộ chính là không thể chết ngay lập tức, mà phải trải qua 1 tình cảnh kinh khủng trước khi chết.
Nạn nhân bị tuẫn táng có thể sống tối đa bao lâu?
Theo những ghi chép, thời gian đầu, họ đã ra sức gào thét cầu cứu. Tiếng cầu cứu cứ thế vang vọng từ trong lăng mộ và ít dần sau 4 ngày. Và chính chi tiết này đã khiến không ít người cho rằng: Những người bất hạnh bị tuẫn táng theo người chết vào thời xưa có thể sống tối đa 4 ngày.
Tuẫn táng là 1 trong những hủ tục đáng sợ bậc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)
Nhưng kết luận này lại có phần đi ngược lại với kiến thức khoa học cơ bản. Khi mà 1 người không ăn uống liên tục sẽ chết chỉ trong 3 ngày. Vậy tại sao những người bị chôn sống trong lăng mộ của Gia Luật Bội có thể sống đến ngày thứ 4?
Điều này có liên quan mật thiết đến sự bài trí trong lăng mộ. Không chỉ riêng gia đình của Gia Luật Bội, rất nhiều gia đình giàu có khác thời xưa đều chôn 1 phần đồ ăn và hoa quả cùng người chết bên cạnh lượng lớn vàng bạc, châu báu.
Và chút đồ ăn này đã giúp những người bị lừa tuẫn táng theo Gia Luật Bội cầm hơi trong vài ngày đầu. Nhưng số lượng người bị tuẫn táng khá nhiều (hàng trăm người), mà lượng thức ăn lại có hạn nên họ đã không thể cầm cự được thêm bao lâu. Thậm chí, còn có những lời đồn cho rằng, vì thức ăn trong mộ quá ít dẫn đến hàng trăm con người trong lăng mộ Gia Luật Bội phải tự tàn sát, giết hại, uống máu nhau vì cơn đói khát.
Những nạn nhân của hủ tục tuẫn táng đã phải trải qua cảnh tượng đau khổ vượt sức tưởng tượng của hậu thế trước khi chết. (Ảnh: Baidu)
Mặc dù chỉ là lời đồn nhưng trên thực tế, các nhà khảo cổ thực sự đã tìm ra những tổn hại lớn trên hàng loạt bộ hài cốt của những nạn nhân bị hủ tục tuẫn táng hại chết. Điều này cho thấy, lời đồn trên truyền ra là có căn cứ nhất định.
Và nếu như giả định theo lời đồn này là sự thật thì thực sự khó lòng hình dung ra hết những điều kinh khủng mà những nạn nhân bị chôn sống ấy đã phải trải qua trước khi chết.