Người chết sắp được mai táng kiểu "phân rã tự nhiên" ở Washington

Người dân của bang Washington có thể sẽ là những người đầu tiên ở Mỹ được phép xử lý thi thể người chết theo kiểu phân rã tự nhiên hoặc thủy táng trong dung dịch kiềm để hạn chế gây hại cho môi trường.

Theo báo Seattle Times, các nhà lập pháp của bang này đã bỏ phiếu thông qua dự luật SB5001, hợp pháp hóa việc sử dụng phương pháp "mai táng thủy phân" trong kiềm và phân rã tự nhiên đối với thi thể người đã khuất. Hai sự lựa chọn này đều ít gây ô nhiễm hơn là chôn cất hoặc hỏa táng.

Người chết sắp được mai táng kiểu phân rã tự nhiên ở Washington
Ảnh đồ họa của Công ty Recompose về việc trở về tương lai cát bụi thực sự mà ít gây ô nhiễm - (Ảnh: MOLT Studios).

Theo báo Independent, dự luật được giới thiệu trong bối cảnh ngày càng có nhiều người quan tâm đến cách xử lý đối với cơ thể khi chúng ta qua đời. Những người ủng hộ dự luật cho biết họ thích ý tưởng cơ thể được về lại đất mẹ và trở thành dinh dưỡng cho đất và cây trồng như cách cổ xưa.

Dự luật được thượng viện bang Washington thông qua ngày 19/4, và trong vòng 5 ngày, thống đốc bang Jay Inslee sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về việc có đặt bút ký hay không. 

Nếu được thông qua, luật SB5001 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/5/2020. Ông Inslee là người ủng hộ mạnh mẽ các vấn đề môi trường.  

Theo thượng nghị sĩ Mỹ Jamie Pedersen, người ủng hộ mạnh mẽ cho phương pháp thủy phân xác trong kiềm, biện pháp này rẻ hơn chôn cất khoảng 2.000 USD, nhưng quan trọng hơn là ít có hại cho môi trường.

Việc ra đời dự luật có sự đóng góp công sức của bà Katrina Spade, một nhà thiết kế và doanh nhân ở Seattle. Năm 2014, bà khởi xướng dự án An táng ở đô thị, dự án nghiên cứu cách tốt nhất để phân hủy xác chết. Sau đó, họ vận động và dự luật được thông qua ở hạ viện và thượng viện của bang.

Bà Spade hiện là giám đốc điều hành của Recompose, một công ty có ý định cung cấp dịch vụ mai táng kiểu mới với cam kết giúp nhanh chóng chuyển đổi thi hài người đã mất thành đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
2019 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử: Chúng ta đối mặt với hiểm họa thời tiết nào?

2019 sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử: Chúng ta đối mặt với hiểm họa thời tiết nào?

Siêu bão khó lường, hạn hán, sóng nhiệt... tất cả đều tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người và môi trường.

Đăng ngày: 22/04/2019
Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội

Không khí ô nhiễm khiến con người muốn... phạm tội

Các nghiên cứu khoa học mới phát hiện không khí ô nhiễm không chỉ gây tử vong, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của con người.

Đăng ngày: 20/04/2019
Biến đổi khí hậu khiến gấu trắng Bắc Cực đi lạc 700km kiếm thức ăn

Biến đổi khí hậu khiến gấu trắng Bắc Cực đi lạc 700km kiếm thức ăn

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường đã đổ lỗi cho biến đổi khí hậu, khi con gấu gầy gò được phát hiện đi lạc khỏi nơi ở ban đầu tận 700km để kiếm thức ăn.

Đăng ngày: 19/04/2019
Ô nhiễm ánh sáng làm hỏng tầm nhìn của các nhà thiên văn học

Ô nhiễm ánh sáng làm hỏng tầm nhìn của các nhà thiên văn học

Theo một nghiên cứu mới đây của Chiến dịch bảo vệ nông thôn nước Anh (CPRE), ô nhiễm sánh sáng khiến chỉ có một phần hai số người ở Anh có thể nhìn...

Đăng ngày: 18/04/2019
Lần đầu tiên Việt Nam xây đường từ rác thải nhựa

Lần đầu tiên Việt Nam xây đường từ rác thải nhựa

Đoạn đường giao thông thử nghiệm dài 1km, tại Hải Phòng. Rác thải nhựa được sử dụng trong dự án chủ yếu là bao bì nhựa dẻo đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 18/04/2019
Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ microplastic trong phân người

Theo báo cáo gần đây của Cơ quan môi trường Áo thì họ đã lần đầu tiên phát hiện các hạt nhựa siêu nhỏ ở trong các mẫu phân của con người.

Đăng ngày: 17/04/2019
Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng giảm thọ vì ô nhiễm không khí

Một công bố mới đây cho biết, ô nhiễm không khí có thể khiến tuổi thọ trung bình của trẻ em rút ngắn tới khoảng 20 tháng, nhất là trẻ sống tại các quốc gia Nam Á như Ấn Độ và Pakistan.

Đăng ngày: 14/04/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News