Người dân “hiến kế” chống ngập cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Thay vì nạo vét kênh mương, tôn cao mặt đường, xây dựng hệ thống kênh thoát nước lớn... KS Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt đề xuất 2 thành phố lớn: Hà Nội và TPHCM nên xây dựng hầm chứa nước mưa để chống ngập.
Hiện nay, tình trạng ngập lụt do mưa lớn và triều cường ở các tuyến đường tại Hà Nội, TPHCM rất nghiêm trọng. Tại Hà Nội, cứ mỗi trận mưa lớn, hàng chục tuyến đường lại bị nhấn chìm trong nước. Nhiều tuyến phố nước ngập sâu 0,5 mét, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
So với Hà Nội, TPHCM ít bị mưa ngập hơn nhưng lại phải đối mặt với tình trạng “ngập nặng” mỗi khi triều cường lên. Cơn mưa lớn chiều tối ngày 7/11 vừa qua tại TP.HCM, đúng lúc triều cường lên đã nhấn chìm nhiều tuyến đường của thành phố, giao thông trên các con đường gần như tê liệt hoàn toàn.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, việc mở rộng kênh, làm cống tiêu thoát nước để chống ngập phải mất nhiều thời gian và tốn kém rất nhiều kinh phí xây dựng, đền bù, giải tỏa. Việc nạo vét kênh, làm cống thoát nước lớn hơn cũng không thể giải quyết được vấn đề thoát nước khi mưa lớn vì mặt bằng địa hình Hà Nội, TPHCM có những nơi bị trũng, thấp hơn mặt bằng của sông, suối (kiểu 2 bình thông nhau mà có độ cao không chênh lệch) thì nước sẽ không thể chảy nhanh.
Theo một số chuyên gia, các giải pháp mà 2 thành phố đang áp dụng là “nâng cao nền đường” cũng chỉ làm cho nước chảy từ nơi cao này sang nơi thấp trũng khác. Là một công dân, trước những bức xúc về tình trạng “cứ mưa là ngập lụt” ở 2 thành phố, kỹ sư Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt, Tổng giám đốc Công ty Chế tạo máy tự động hóa Việt Cường (TPHCM) đề xuất ý tưởng xây dựng bể chứa nước ngầm để chống ngập.
Theo KS Kiệt, để chống ngập, Hà Nội và TPHCM nên xây dựng các bể chứa nước ngầm có thành bể cao hơn mặt đường để chứa nước mưa. Tính toán dung tích bể chứa và số lượng hợp lý để đủ sức chứa lượng nước trên (tương đương lượng nước mưa có thể ngập đường ở mức độ cao 400 -500mm và diện tích mặt đường). Sử dụng các trạm bơm công suất lớn bơm lượng nước ngập vào bể chứa. Sau khi cơn mưa dứt thì sẽ điều tiết xả từ từ nước trong hầm chứa nước ra hệ thống cống thoát nước ra kênh, rạch...
Khi áp dụng giải pháp này, theo KS Kiệt, ngoài việc chủ động điều tiết được lượng nước ngập ra sông, rạch sau cơn mưa nhằm mục đích chống ngập nước đường giao thông, chúng ta có thể sử dụng lượng nước này cho hệ thống PCCC cục bộ tại các khu dân cư rất hữu dụng, hoặc cấp nước cho các xe tưới cây của công viên cây xanh, tưới cây xanh dọc theo tuyến đường. Như vậy sẽ không bị lãng phí nguồn tài nguyên nước.
Việc khai thác, đưa vào sử dụng hầm chứa nước, KS Kiệt đề xuất, sau khi xây dựng xong và đưa vào vận hành, trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và vận hành có thể giao cho công ty công viên cây xanh.
Ngoài ra, KS Kiệt còn cho rằng, 2 thành phố có thể cho đấu thầu gắn bảng quảng cáo (Bảng điện tử đẹp, có thông tin kinh tế, thời sự đi kèm và quảng cáo...) xung quanh các sân vận động, bến xe…trên những bể chứa nước ngầm đó. Hoặc cho doanh nghiệp tự đầu tư và được quyền khai thác trên mặt bằng diện tích đó… sẽ thu lại số tiền không nhỏ, đủ trang trải tiền xây dựng ban đầu và vận hành bảo dưởng hệ thống máy bơm. Hoặc thu tiền từ công ty công viên cây xanh cho việc sử dụng nước.
Theo KS Kiệt, thật ra, tại 2 thành phố cũng chỉ có vài điểm bị ngập nước mưa nghiêm trọng và thường xuyên, vì thế nếu dùng giải pháp làm cống thoát nước to, khai thông dòng chảy thì nước cũng chảy từ nơi này sang nơi khác gây úng ngập cục bộ.
Trao đối với VnMedia sáng 12/11, KS Kiệt tự tin, hiện nay các giải pháp chống ngập truyền thống đều không phát huy hiệu quả. Nếu 2 thành phố áp dụng giải pháp xây hầm chứa nước mưa này chắc chắn sẽ giải quyết được hoàn toàn vấn đề ngập lụt tại 2 thành phố lớn. Tuy nhiên, giải pháp vẫn cần sự hộ trợ của hệ thống thoát nước thành phố.
“Tôi chỉ là một kỹ sư chế tạo máy, không có chuyên ngành về thoát nước, môi trường nhưng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, tôi cũng mạnh dạn đóng góp ý tưởng để cải thiện tình trạng ngập lụt hiện nay. Tôi rất mong các chuyên gia, người dân đóng góp thêm ý kiến để tìm ra biện pháp chống ngập tốt nhất”, KS Kiệt nói.
Hiện nay, tình trạng ngập lụt do mưa lớn và triều cường ở các tuyến đường tại Hà Nội, TPHCM rất nghiêm trọng. Tại Hà Nội, cứ mỗi trận mưa lớn, hàng chục tuyến đường lại bị nhấn chìm trong nước. Nhiều tuyến phố nước ngập sâu 0,5 mét, gây khó khăn cho người tham gia giao thông.
So với Hà Nội, TPHCM ít bị mưa ngập hơn nhưng lại phải đối mặt với tình trạng “ngập nặng” mỗi khi triều cường lên. Cơn mưa lớn chiều tối ngày 7/11 vừa qua tại TP.HCM, đúng lúc triều cường lên đã nhấn chìm nhiều tuyến đường của thành phố, giao thông trên các con đường gần như tê liệt hoàn toàn.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, việc mở rộng kênh, làm cống tiêu thoát nước để chống ngập phải mất nhiều thời gian và tốn kém rất nhiều kinh phí xây dựng, đền bù, giải tỏa. Việc nạo vét kênh, làm cống thoát nước lớn hơn cũng không thể giải quyết được vấn đề thoát nước khi mưa lớn vì mặt bằng địa hình Hà Nội, TPHCM có những nơi bị trũng, thấp hơn mặt bằng của sông, suối (kiểu 2 bình thông nhau mà có độ cao không chênh lệch) thì nước sẽ không thể chảy nhanh.
Sau mỗi trận mưa lớn, hàng loạt tuyến phố của Hà Nội và TPHCM lại ngập lụt. (Ảnh: Internet)
Theo một số chuyên gia, các giải pháp mà 2 thành phố đang áp dụng là “nâng cao nền đường” cũng chỉ làm cho nước chảy từ nơi cao này sang nơi thấp trũng khác. Là một công dân, trước những bức xúc về tình trạng “cứ mưa là ngập lụt” ở 2 thành phố, kỹ sư Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt, Tổng giám đốc Công ty Chế tạo máy tự động hóa Việt Cường (TPHCM) đề xuất ý tưởng xây dựng bể chứa nước ngầm để chống ngập.
Theo KS Kiệt, để chống ngập, Hà Nội và TPHCM nên xây dựng các bể chứa nước ngầm có thành bể cao hơn mặt đường để chứa nước mưa. Tính toán dung tích bể chứa và số lượng hợp lý để đủ sức chứa lượng nước trên (tương đương lượng nước mưa có thể ngập đường ở mức độ cao 400 -500mm và diện tích mặt đường). Sử dụng các trạm bơm công suất lớn bơm lượng nước ngập vào bể chứa. Sau khi cơn mưa dứt thì sẽ điều tiết xả từ từ nước trong hầm chứa nước ra hệ thống cống thoát nước ra kênh, rạch...
Khi áp dụng giải pháp này, theo KS Kiệt, ngoài việc chủ động điều tiết được lượng nước ngập ra sông, rạch sau cơn mưa nhằm mục đích chống ngập nước đường giao thông, chúng ta có thể sử dụng lượng nước này cho hệ thống PCCC cục bộ tại các khu dân cư rất hữu dụng, hoặc cấp nước cho các xe tưới cây của công viên cây xanh, tưới cây xanh dọc theo tuyến đường. Như vậy sẽ không bị lãng phí nguồn tài nguyên nước.
Mô hình hầm chứa nước mưa của KS Kiệt. (Ảnh: Tùng Nguyễn)
Việc khai thác, đưa vào sử dụng hầm chứa nước, KS Kiệt đề xuất, sau khi xây dựng xong và đưa vào vận hành, trách nhiệm bảo quản, giữ gìn và vận hành có thể giao cho công ty công viên cây xanh.
Ngoài ra, KS Kiệt còn cho rằng, 2 thành phố có thể cho đấu thầu gắn bảng quảng cáo (Bảng điện tử đẹp, có thông tin kinh tế, thời sự đi kèm và quảng cáo...) xung quanh các sân vận động, bến xe…trên những bể chứa nước ngầm đó. Hoặc cho doanh nghiệp tự đầu tư và được quyền khai thác trên mặt bằng diện tích đó… sẽ thu lại số tiền không nhỏ, đủ trang trải tiền xây dựng ban đầu và vận hành bảo dưởng hệ thống máy bơm. Hoặc thu tiền từ công ty công viên cây xanh cho việc sử dụng nước.
Theo KS Kiệt, thật ra, tại 2 thành phố cũng chỉ có vài điểm bị ngập nước mưa nghiêm trọng và thường xuyên, vì thế nếu dùng giải pháp làm cống thoát nước to, khai thông dòng chảy thì nước cũng chảy từ nơi này sang nơi khác gây úng ngập cục bộ.
Trao đối với VnMedia sáng 12/11, KS Kiệt tự tin, hiện nay các giải pháp chống ngập truyền thống đều không phát huy hiệu quả. Nếu 2 thành phố áp dụng giải pháp xây hầm chứa nước mưa này chắc chắn sẽ giải quyết được hoàn toàn vấn đề ngập lụt tại 2 thành phố lớn. Tuy nhiên, giải pháp vẫn cần sự hộ trợ của hệ thống thoát nước thành phố.
“Tôi chỉ là một kỹ sư chế tạo máy, không có chuyên ngành về thoát nước, môi trường nhưng xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, tôi cũng mạnh dạn đóng góp ý tưởng để cải thiện tình trạng ngập lụt hiện nay. Tôi rất mong các chuyên gia, người dân đóng góp thêm ý kiến để tìm ra biện pháp chống ngập tốt nhất”, KS Kiệt nói.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
Đăng ngày: 05/04/2025

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.
Đăng ngày: 05/04/2025

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.
Đăng ngày: 03/04/2025

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.
Đăng ngày: 29/03/2025

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
Đăng ngày: 26/03/2025

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
Đăng ngày: 24/03/2025

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.
Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm