Người đi bộ không nhấc được chân vì nắng nóng làm đường nóng chảy ở Ấn Độ
Nắng nóng đỉnh điểm lên tới 51oC ở Ấn Độ làm nhựa đường tan chảy đã gây khó khăn cho người dân khi đi bộ trên đường. Chính quyền Ấn Độ đã phải liên tục tưới nước làm mát để khắc phục tình trạng trên.
Tháng 5 và 6 là khoảng thời gian nóng nhất trong năm tại Ấn Độ với nhiệt độ thường vượt ngưỡng 40 độ C. Tình trạng nắng nóng xuất hiện ở nhiều khu vực trên khắp cả nước.
Người dân Ấn Độ đang khổ sở với cái nóng lên tới hơn 50 độ C.
Thành phố Phalodi thuộc bang này đã ghi nhận mức nhiệt độ ngoài trời lên đến 51 độ C, phá kỷ lục 50,6 độ C năm 1956 của thành phố Alwar và ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong 60 năm qua tại Ấn Độ.
Một số bệnh viện tại bang Rajastha, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nắng nóng, đã phải dành riêng các giường để điều trị những người bị sốc nhiệt.
Người dân Ấn Độ gặp không ít khó khăn khi đi bộ trên đường, khi chân họ thường bị dính lớp nhựa đường.
Trong đoạn video bên dưới ghi lại tại thị trấn Valsad thuộc bang Gujarat ở Ấn Độ, một cậu bé vội vã chạy qua đường dưới trời nắng nóng 36 độ C và phải bỏ lại một chiếc dép vì nó dính chặt xuống mặt đường nhựa nóng chảy. Một người đàn ông khác cũng phải bỏ lại chiếc dép của mình dính trên mặt đường nóng chảy để tránh va chạm với chiếc ô tô đang lao tới. Trong khi đó, một người phụ nữ bị ngã vì chân bị dính vào mặt đường.

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.
