Người Indonesia hoảng sợ sau động đất

Indonesia đã gỡ bỏ cảnh báo sóng thần sau khi một trận động đất mạnh 8,7 độ Richter, gây tình cảnh sợ hãi và náo loạn cả đảo Sumatra của nước này hôm qua.

>>> Video: Người dân Indonesia hoảng loạn vì động đất

"Mọi người đã có thể quay về nhà", ông Sri Woro Harijono, giám đốc Cơ quan Khí tượng và Địa vật lý Indonesia (BMKG) cho hay.

Cơn địa chấn cực mạnh làm rung chuyển hòn đảo Sumatra lúc 14h38 giờ địa phương hôm qua. Tâm chấn nằm ở độ sâu 33km, cách thành phố Banda Aceh ở phía bắc đảo Sumatra khoảng 431km. Cảnh báo sóng thần đã được ban bố cho toàn vùng Ấn Độ Dương.

Cơn địa chấn mạnh khiến người dân Indonesia nhớ lại trận động đất năm 2004, khiến 170.000 người ở tỉnh Aceh thiệt mạng. Họ bỏ chạy khỏi nhà và văn phòng, đổ hết ra đường và tức tốc dùng mọi phương tiện để tháo chạy khỏi những vùng ven biển sau động đất. Dư chấn sau đó đo được cường độ 8,2 độ Richter.

Người Indonesia hoảng sợ sau động đất
Ba cô gái ở Aceh hoảng sợ ôm nhau và cầu nguyện khi động đất xảy ra. (Ảnh: AFP)

“Mọi người trong làng bỏ chạy ra ngoài. Mặt đất rung lắc dữ dội tận 5 phút. Tất cả chúng tôi vô cùng hoảng sợ, phụ nữ, trẻ em gào thét, khóc lóc”, Asnawi, 42 tuổi, từ làng Malasin, đảo Simeulue, cách bờ biển tây Sumatra 150km, kể lại. “Tôi đã ra ngoài nhưng vợ và con gái 11 tuổi của tôi vẫn ở trong nhà. Tôi hét lên bảo họ ra ngoài ngay vì tôi sợ nhà tôi sẽ sập”.

Làng chài Malasin trên đảo Simeulue nằm sát với khu vực tâm chấn của trận động đất. Điện đã bị cắt và toàn bộ dân làng đã mang hết các tài sản quý giá của gia đình ra bên ngoài nhà và sống trong bóng tối. 80.000 dân trên đảo biết rất rõ sức hủy diệt khủng khiếp của sóng thần bởi một phần năm dân cư đảo Simeulue đã thiệt mạng trong trận động đất năm 2004.

Dewi Phoennadiyani, quản lý mộ khu nghỉ dưỡng trên đảo, cho hay một số nhân viên của cô đã nghỉ qua đêm trên đồi và chỉ quay về nhà vào sáng hôm sau nếu biết tình hình đã ổn. Các ngôi nhà ở Malasin đều mới được xây lại sau cơn sóng thần năm 2004 nhưng chúng đều làm từ gỗ nên rất dễ bị phá hủy.

Ít nhất 3 cơn sóng thần đã tràn vào bờ biển Indonesia sau cơn động đất đầu tiên, cao nhất là ở Meulaboh, tỉnh Aceh với độ cao 80cm. Các cơn thủy triều nhỏ khác cũng được ghi nhận ở các vùng biển lân cận. Phóng viên AFP trên đảo Simeulue cho hay người dân đã bớt căng thẳng hơn khi chứng kiến cơn sóng cao một mét tràn vào bờ và rút đi.

Tuy nhiên, giới chức Indonesia đã hủy bỏ cảnh báo sóng thần ngay sau khi Trung tâm Cảnh báo Sóng thần Thái Bình Dương Mỹ ở Hawaii dời cảnh báo sóng thần toàn bộ vùng Ấn Độ Dương liên quan đến khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện chưa có báo cáo nào về thiệt hại và thương vong đáng kể.

Đảo Sumatra cũng là nơi từng phải hứng chịu một cơn địa chấn mạnh đến 9,1 độ Richter, gây sóng thần trên toàn Ấn Độ Dương, khiến khoảng 220.000 thiệt mạng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News