Người Myanmar tiếp tục vất vưởng sau bão Nargis

Sáu tháng sau khi bão Nargis tràn vào Myanmar làm hơn 130.000 người thiệt mạng, nhiều người dân sống tại vùng châu thổ Irrawaddy, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất, vẫn tiếp tục nhờ vào lương thực cứu trợ để sống qua ngày.

Chúng tôi ăn đậu và gạo do một tổ chức từ thiện có tên gọi Care Myanmar cung cấp, uống nước mưa và bắt cá dưới nhánh sông này”, Maung Oo, 51 tuổi, vừa nói vừa nhìn đăm đăm xuống dòng nước đang vỗ vào túp lều tạm bợ làm từ tre và vải dầu của mình.

Xung quanh ngôi làng Pay Kunhasay mà Maung Oo sống, nằm cách thủ đô Yangon 40 km về phía nam, nhiều đồng lúa chìm trong nước và không thể gieo cấy, không giống với tuyên bố của Tổ chức Nông Lương LHQ rằng 97% khu vực chịu ảnh hưởng của bão tại Irrawaddy, từng là “vựa lúa của châu Á”, đang được trồng trọt lại.

Ngôi nhà tạm bợ của một đôi vợ chồng Myanmar tại làng Pay Kunhasay (Ảnh: Reuters)

Chúng tôi không thể đợi đến lúc lúa của chúng tôi lớn lên. Chúng tôi thật sự ghét phải sống nhờ vào của cứu tế”, Maung Oo nói. “Chúng tôi không muốn lệ thuộc vào người khác, nhưng thành thực mà nói chúng tôi không dám mơ tưởng gì vào lúc này bởi hoàn cảnh hiện giờ không cho phép chúng tôi độc lập kiếm sống”. 

Theo Maung Oo, có lẽ phải mất bốn tuần nữa ông mới có thể bắt đầu gieo trồng lại.

Thời tiết gió mùa khắc nghiệt tại Irrawaddy trong bốn tháng qua cũng khiến người dân nơi đây lao đao, và mọi cơn bão dù lớn nhỏ đều gây ra lo ngại cơn bão ngày 2-5 sẽ tái diễn.

Chúng tôi sợ chết khi trời nổi gió, vì vậy chúng tôi luôn kè kè máy phát thanh bên người và nghe bản tin thời tiết để biết mức độ nguy hiểm”, bà Ma Nu, một người dân tại Irrawaddy, nói.

Theo Nhóm hợp tác ba bên (Tripartite Core Group) giữa LHQ, ASEAN và Chính phủ Myanmar, sau khi bão Nargis tràn qua gây ảnh hưởng đến 2,4 triệu người, đã có gần 1 triệu người được viện trợ lương thực; các trường học được mở cửa trở lại, gia súc gia cầm được chuyển sang chỗ mới.

Nhiều khu tạm cư cũng được dựng lên cho hơn 1,7 triệu người, tuy nhiên các nạn nhân bão cần được tiếp tục viện trợ và hỗ trợ về lâu dài; trong khi theo thống kê, đến nay mới chỉ có 53% trong tổng số 484 triệu USD mà các nước cam kết viện trợ được chuyển đến Myanmar.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật

Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Đăng ngày: 05/04/2025
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News