Người Nhật xếp hàng nhận cơm nắm sau thảm họa động đất

Hàng trăm người xếp hàng, có khi đến hơn một giờ, để nhận lương thực khi điện, nước cung cấp phục vụ hàng chục nghìn hộ gia đình vẫn bị cắt đứt sau các trận động đất mạnh ở miền nam Nhật Bản.


Khoảng 110.000 người phải sơ tán sau các trận động đất ở tỉnh Kumamoto, trên đảo Kyushu, miền nam Nhật Bản. Hình ảnh từ trên cao cho thấy người dân xếp hàng để nhận viện trợ của lực lượng phòng vệ tại thị trấn Mashiki hôm 15/4. (Ảnh: AFP)


Hai người phụ nữ hướng dẫn những người sơ tán xếp hàng để nhận đồ uống, thực phẩm tại thị trấn Mashiki. Đây là một trong những thị trấn chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của động đất, với 20 người chết. (Ảnh: Kyodo)


Người dân địa phương xếp thành hàng dài. "Hôm qua, tôi chỉ ăn một miếng đậu phụ và một nắm cơm. Tất cả chỉ có thế", thị trưởng một trong các vùng chịu ảnh hưởng nói. "Điều chúng tôi lo ngại nhất hiện nay là lương thực. Không có cả điện lẫn nước". (Ảnh: AP)


Trận động đất sáng sớm 16/4 mạnh 7,3 độ Ricther làm ít nhất 33 người chết và 1.000 người bị thương, gây thiệt hại nặng nề về đường sá, cầu và nhà. Đây là trận động đất mạnh thứ hai ở tỉnh Kumamoto chỉ trong vòng 48 giờ. Trận đầu tiên xảy ra tối 14/4 làm 9 người chết. Trong khi đó,11 người vẫn mất tích. (Ảnh: Kyodo)


Trong hơn 500 trận động đất ở đảo Kyushu kể từ ngày 14/4, hơn 70 trận được xác định ở mức thấp nhất là 4 trong thang cường độ của Nhật, đủ mạnh để làm rung chuyển các toà nhà.


Người dân nhận cơm nắm từ binh sĩ thuộc lực lượng phòng vệ tại văn phòng thị trấn Mashiki. (Ảnh: AFP)


Những người sơ tán hôm qua nhận hàng cứu trợ tại cửa toà thị chính thành phố Kumamoto, thủ phủ tỉnh Kumamoto. (Ảnh: AFP)


Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay cho biết ông muốn tuyên bố khu vực là vùng thảm hoạ càng sớm càng tốt. "Chúng tôi muốn tiếp tục nỗ lực cứu hộ và giải cứu người dân, ưu tiên mạng người lên hàng đầu", ông nói trước quốc hội. (Ảnh: AFP)


Thực phẩm không đủ cung cấp khi đường sá bị cắt đứt do lở đất. (Ảnh: AFP)

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 26/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News