Người Philippines trong nỗi đau sau bão

Được quấn trong một lớp chăn dày, Imee Sayson, 7 tuổi, vẫn run lên bần bật. Em vừa được giải cứu sau một ngày dài bị vùi trong nước và bùn, khi cơn bão Bopha tấn công ngôi làng hẻo lánh của em.

Imee Sayson được được đưa xuống từ một chiếc xe tải quân sự đỗ trước nhà thi đấu công cộng ở thị trấn New Bataan, tỉnh Compostela Valley, sáng 5/12. Cha và anh trai của cô bé vẫn mất tích. Em chẳng còn người thân nào ở đây. Mẹ của Imee đã bỏ ra nước ngoài làm việc, một người hàng xóm cho biết.

"Cháu đói quá", cô bé nhiều lần thều thào khi mọi người gặng hỏi xem em đã sống sót như thế nào qua một ngày dài bị vùi nửa mình trong nước và bùn, sau khi cơn bão Bopha tấn công ngôi làng của em ở một vùng hẻo lánh của tỉnh.

Thân nhiệt hạ thấp, Imee là một trong những nạn nhân được các cứu hộ cứu sống trong làng. "Cô bé cứ kêu đau ở ngực và bụng", Vic Paulo Bandong, một tình nguyện viên Chữ Thập đỏ nằm trong số những người đầu tiên tiếp cận với cô bé kể.

Bên ngoài nhà thi đấu, các thi thể nằm la liệt trên sân, chờ được xác định danh tính và người nhà đến nhận. Chiếc xe tải đến cùng những người sống sót phần nào an ủi đám đông đang tập trung ở đây.

Người Philippines trong nỗi đau sau bão
Một người đàn ông thất thần đứng nhìn biển nước
mênh mông ở thị trấn New Bataan sau bão.
(Ảnh: AFP)

Ít nhất 325 người đã thiệt mạng và hàng trăm người vẫn còn mất tích do bão Bopha. Hôm 5/12, 79 thi thể đã được tìm thấy ở khắp thị trấn New Bataan.

Một người đàn ông và ba người thân gào khóc thảm thiết khi nhìn thấy thi thể một bé gái trong nhà thi đấu, gương mặt em bị phủ đầy bùn. Đó chính là cô con gái 8 tuổi của ông, Rena Mae Adlawan. Mẹ của Adlawan, Bebeng, và chị gái Jade vẫn mất tích. Tất cả mọi người đều đang ở trong nhà khi dòng nước lũ tràn vào ngôi làng Andap của họ.

Người cha lấy nước nhẹ nhàng thoa đều, rửa sạch bùn trên mặt con gái. Rồi ông lại khóc. Theo cháu gái của ông, Sadrak Adlawan, ông và những người thân khác đã cố gắng quay về với gia đình sau giờ làm việc ở San Francisco, tỉnh Agusan del Sur, khi cơn bão Bopha đổ bộ.

"Chúng tôi định về nhà và ở bên cạnh mọi người trong cơn bão, nhưng chúng tôi đã muộn", Sadrak nói.

Walterio Dapadap Jr, 44 tuổi, sống tại vùng trung tâm thị trấn, đặt thi thể của cha ông bên ngoài nhà thi đấu. "Chúng tôi không kịp cứu người cha 78 tuổi", Dapadap nói.

Gia đình ông cứ nghĩ rằng đây chỉ là một trận lụt bình thường, nước sẽ dâng lên chậm và rút dần sau mưa. "Chúng tôi hoảng hốt khi thấy nước dâng lên quá nhanh", ông nói.

Người Philippines trong nỗi đau sau bão
Người dân quay về tìm kiếm tất cả những thứ gì còn
dùng được trong ngôi nhà đã bị bão xô đổ. (Ảnh: AFP)

Những dân làng khác cũng không kìm nén được nỗi đau khi nhìn cảnh người thân ra đi, nhà cửa bị tàn phá. Những thi thể, trong đó có một số đã phân hủy sau nhiều giờ bị ngâm trong nước và bùn, vẫn tiếp tục được chuyển về nhà thi đấu. Bên ngoài hàng rào, người dân tiếp tục chờ đợi những chiếc xe tiếp theo trở về.

Theo Bandong, các nhân viên cứu hộ không có phương tiện để di chuyển những người sống sót về các trung tâm sơ tán, cho họ ăn uống, chữa trị và giúp nhận dạng các thi thể.

Với Imee, cô bé cũng đang cần được một chiếc xe cứu thương đưa đến bệnh viện. Nhưng Dapadap, người cũng bị thương trong trận bão, tỏ ra lạc quan: "Sau khi chúng tôi chôn cất cha xong, chúng tôi sẽ cất lại nhà và tiếp tục sống".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News