Người Trung Quốc cổ kéo dài hộp sọ để thể hiện quyền lực?
Hộp sọ của trẻ sơ sinh định hình bằng cách dùng hai tay hoặc kẹp hai tấm nẹp, cố định bằng vải quấn quanh trong thời gian dài.
Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu sinh học quốc tế của Đại học Cát Lâm, Trung Quốc vừa công bố trên tạp chí Physical Anthropology (Mỹ) về việc phát hiện 11 bộ xương người với hình dạng hộp sọ khác lạ khai quật ở khu khảo cổ Houtaomuga, Trung Quốc. Nghiên cứu phát hiện có 5 hộp sọ của người trưởng thành và 6 hộp sọ ở giai đoạn trẻ nhỏ với độ tuổi từ 3 - 40 tuổi, hộp sọ có niên đại từ 5.000 - 12.000 năm.
Hộp sọ kéo dài được khai quật ở Houtaomuga, Trung Quốc. (Ảnh: Zhang và nhóm nghiên cứu).
Để kéo dài hộp sọ, người Trung Quốc cổ có thể đã dùng hai tay để ép hộp sọ của trẻ sơ sinh lại hoặc dùng hai tấm nẹp cố định hộp sọ bằng vải quấn xung quanh. Điều đáng ngạc nhiên là cách làm này không tác động tiêu cực đến khả năng nhận thức của đối tượng, tác giả Bruce Bower giải thích trên Science News.
Ở vùng Houtaomuga Trung Quốc, hộp sọ người dân được chôn cùng với những của cải quý giá cho thấy địa vị cao trong xã hội. Tuy nhiên, tập tục này có thể chỉ diễn ra ở một số gia đình quý tộc nhất định. Ông Xijun Ni, nhà khảo cổ sinh vật học tại viện Khoa học Trung Quốc đã nêu bằng chứng, trong nhóm hộp sọ được tìm thấy, một hộp sọ niên đại lâu đời nhất khoảng 12.000 năm tuổi là của một người đàn ông trưởng thành không bị can thiệp để kéo dài.
Hộp sọ sửa đổi (nhìn bên trái trong mỗi hộp) so với hộp sọ không thay đổi. (Ảnh: Zhang và cộng sự).
Theo tác giả Michelle Starr của Science Alert, tập tục kéo dài hộp sọ được thực hiện trên nhiều nền văn hóa ở khắp thế giới hàng nghìn năm qua vì những lý do khác nhau. Một số nền văn hóa duy trì tập tục này để thể hiện địa vị, sự giàu có và quyền lực trong xã hội, trong khi số khác kéo dài hộp sọ trẻ em với mục đích để bảo vệ quá trình phát triển trí não. Tập tục này được diễn ra trong khoảng thời gian dài và không được thay đổi kể cả khi đang chôn cất.
Trước đó, việc tìm thấy hộp sọ kéo dài của người Neanderthal, với niên đại 45.000 năm tuổi ở Iraq được cho là lâu đời nhất. Tuy nhiên phát hiện này đã không được các nhà khoa học công nhận. Cho đến nay, hộp sọ 13.000 năm tuổi của người Australia mới là minh chứng cho tập tục kéo dài hộp sọ lâu đời nhất.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, còn quá sớm để có thể kết luận tập tục kéo dài hộp sọ của người Trung Quốc cổ là tập tục xuất hiện sớm nhất ở Đông Á và nguyên nhân của tập tục kéo dài hộp sọ cũng cần được tìm hiểu thêm.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Tìm ra nguyên nhân khiến cho nền văn minh Maya sụp đổ
Phân tích của nghiên cứu cho thấy lượng mưa hàng năm giảm mạnh và độ ẩm giảm đã góp phần gây ra hạn hán và chấm dứt nền văn minh Maya.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t

Những điều chưa biết về khủng long
Khủng long chính là 1 trong những sinh vật cổ đại nổi tiếng nhất trên Trái Đất, với vô vàn bí ẩn thú vị đang dần được khám phá đến tận ngày nay.

Giải oan cho loài chim bị con người tuyệt diệt
Dodo - loài chim bị con người tàn sát đến mức tuyệt chủng - luôn bị gán cho biệt danh "ngu ngốc, khờ khạo".

Vì sao Trung Quốc chưa dám khai quật tiếp lăng mộ Tần Thủy Hoàng?
Theo Ancient Origins, 2.200 năm trước, hoàng đế Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên thống nhất Trung Hoa, sau thời Chiến quốc khói lửa.
