Nguồn gốc chất độc thạch tín trong nước ngầm ở Việt Nam và láng giềng
Mỗi năm, khoảng 100 triệu người ở Bangladesh, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc bị nhiễm độc từ nguồn nước chứa thạch tín.
Thạch tín trong nước ngầm ở Đông Nam Á từ đâu ra?
Nồng độ thạch tín trong nước uống ở các quốc gia Đông Nam Á đôi khi cao gấp 20, 30 hoặc 100 lần mức an toàn do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra. Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đi tìm nguyên nhân khiến thạch tín phổ biến ở Đông Nam Á hơn những khu vực khác trên thế giới.
Đa số thạch tín hình thành tự nhiên do sản phẩm phụ từ hoạt động vi khuẩn trong đất. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature Geoscience hôm 30/11, các nhà nghiên cứu tìm ra nguồn cung cấp thức ăn của vi khuẩn giải phóng thạch tín.
Các nhà khoa học từ lâu đã hiểu quá trình giải phóng thạch tín vào nước ngầm. Khi nguồn khí oxy hạn chế, một số vi khuẩn trong đất sử dụng oxit sắt để hô hấp, khiến thạch tín liên kết với oxit sắt bị tách ra và thấm vào nước chảy qua lòng đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa biết tại sao quá trình này diễn ra phổ biến hơn ở một số nơi.
"Vấn đề thực sự làm giới hạn khả năng lập mô hình dự đoán nồng độ thạch tín trong nước ngầm của chúng tôi là tại sao thức ăn vi khuẩn giải phóng thạch tín sử dụng rất phong phú dọc theo một vùng có cặn lắng", Scott Fendorf, giáo sư khoa học Trái Đất tại Đại học Stanford, Mỹ, cho biết.
Nồng độ thạch tín trong nước ngầm ở Đông Nam Á cao hơn các nơi khác trên thế giới. (Ảnh: Irin News).
Để hiểu rõ hơn điều gì khuyến khích vi khuẩn giải phóng thạch tín, các nhà khoa học quyết định xem xét những khu vực châu Á nơi nhiễm độc thạch tín phổ biến nhất. "Chúng tôi tập trung vào vùng đất ngập nước bởi đây là loại hình đất thường thấy ở Campuchia, Việt Nam và nhiều quốc gia khác bị nhiễm độc thạch tín", Fendorf nói.
Fendorf và đồng nghiệp muốn biết các vi khuẩn lấy năng lượng từ thực vật tươi gần bề mặt hay vật liệu sinh học lâu đời chôn sâu dưới lòng đất.
Các thí nghiệm cho kết quả bất ngờ. Vi khuẩn thu thập từ những vùng đất ngập nước và kiểm tra trong phòng thí nghiệm sản sinh nước chứa thạch tín, nhưng nước lấy ở cùng khu vực có nồng độ thạch tín bằng không.
Nhóm nghiên cứu nhận ra những vi khuẩn này chủ yếu kiếm ăn ở lớp đất bề mặt trong mùa khô khi nguồn oxy dồi dào. Khi nước lụt làm ngập các vùng đất ướt, chúng có nguồn thức ăn thực vật phong phú.
"Vi khuẩn giải phóng thạch tín sống ở những khu vực nông thuộc vùng đất ngập nước theo mùa không thải thạch tín vào nước bởi không đủ carbon ở dạng chúng có thể sử dụng", Fendorf giải thích.
Theo nhóm nghiên cứu, những vùng đất ngập nước theo mùa không gây ra vấn đề như các khu vực bị biến đổi do sự phát triển của con người. Để kiểm tra giải thuyết, các nhà nghiên cứu đào hố và giữ cho nước ngập suốt cả năm. Đúng như họ dự đoán, nước trong hố có lượng thạch tín cao hơn đáng kể.
"Nếu bạn thay đổi thủy văn của một vùng thông qua xây đập hoặc đổi hướng dòng nước, hoặc nếu bạn thay đổi tập quán nông nghiệp, đưa oxy hoặc nitrat vào tầng đất bồi lắng, điều đó sẽ làm thay đổi mức thạch tín trong nước", Fendorf kết luận.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.
