Nguy cơ lũ tàn phá các nước lưu vực sông Danube
Ngày 22/2, Liên hợp quốc đã cảnh báo nguy cơ lũ lụt lớn sẽ tàn phá các nước lưu vực sông Danube ở châu Âu.
>>> Sông dài thứ hai châu Âu đóng băng, giao thông tê liệt
Tổng Thư ký Chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc về giảm thảm họa (UNISDR) Margareta Wahlström nhấn mạnh lũ lụt có sức tàn phá lớn do băng tan nhanh trên sông Danube có thể làm gia tăng thiệt hại về người và của sau mùa Đông khắc nghiệt năm 2011.
Băng tan bất thường dẫn đến những hậu quả khôn lường cho các nước bên bờ sông. Trong khi hàng nghìn người từ Serbia đến Bulgaria vẫn phải chịu bão tuyết, các dấu hiệu tan băng bất thường đã báo động nguy cơ lũ lụt tàn phá trên diện rộng ở nhiều nước lưu vực sông Danube, đặc biệt ở các nước không có cơ sở hạ tầng quản lý lũ lụt như đập hoặc đê.
Băng tan nhanh trên con sông dài thứ hai ở châu Âu này đã tạo ra các tảng băng lớn làm lật nghiêng nhiều tàu và cầu trên sông, đồng thời làm tắc nghẽn giao thông tại nhiều khu vực ở Đức và các nước Balkan.
Mùa Đông năm 2011 với giá rét khắc nghiệt làm hàng trăm người chết đã bộc lộ những yếu kém trong môi trường đang được xây dựng cũng như khả năng sẵn sàng của con người trước những kịch bản thời tiết xấu nhất.
Thời tiết lạnh khắc nghiệt đã làm tê liệt nhiều khu vực châu Âu, làm chết hơn 300 người ở Ukraine, Ba Lan, Pháp, Italy.
Bà Margareta Wahlström đánh giá cao quyết định của Bulgaria tiến hành tổng kiểm tra hơn 500 đập nước trên khắp nước này và xả nước ở nhiều hồ chứa nước đề phòng nước sông Danube dâng cao.
Bà kêu gọi các chính phủ châu Âu thúc đẩy các kế hoạch tốt hơn để đối phó hiệu quả các mô hình thời tiết cực đoan trong tương lai.
Việc không thể dự báo trước được các sự kiện thời tiết xấu có thể dẫn đến những tổn thất không thể lường trước về người và tài sản, vì vậy, đầu tư lớn hơn cho các kế hoạch mùa Đông ở châu Âu là đầu tư thông minh trong những năm sắp tới.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
