Nguy hiểm núi lửa Indonesia rung chuyển 500 lần/ngày

Núi lửa Mount Agung ở đảo Bali, Indonesia đã đạt đến giai đoạn nguy hiểm với khoảng 500 cơn địa chấn được ghi nhận mỗi ngày.

Nguy hiểm núi lửa Indonesia rung chuyển 500 lần/ngày
Núi lửa Mount Agung đang đến giai đoạn nguy hiểm, có thể phun trào bất cứ lúc nào. (Ảnh: REUTERS).

Truyền thông địa phương ngày 26/9 dẫn thông tin từ Cơ quan Giảm nhẹ Thảm họa quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết cơ quan đã ghi nhận mỗi ngày có 500 cơn địa chấn xảy ra xung quanh núi lửa Mount Agung ở đảo Bali, Indonesia. Điều này chứng tỏ núi lửa Mount Agung đã đến giai đoạn nguy hiểm, theo Sputnik.

“Không ai có thể dự đoán chính xác khi nào ngọn núi sẽ phun trào. Nhưng bây giờ, chúng tôi có thể nói tất cả công cụ đo đạc đều cho thấy áp suất đang tăng trên bề mặt núi lửa” – người phát ngôn BNPB Sutopo Purwo Nugroho khẳng định.

Bắt đầu từ hôm 22/9, BNPB đã nâng mức báo động núi lửa cho ngọn núi cao nhất đảo Bali này lên cấp độ 4 – cấp độ báo động cao nhất, trong đó cảnh báo sự phun trào nham thạch sắp xảy ra.

Đến nay, đã có 48.000 người dân sống gần núi lửa Mount Agung đã được sơ tán. Giới chức địa phương cũng đã thiết lập một khu vực cấm có phạm vi 12km xung quanh miệng núi lửa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Tảng băng lớn gấp bốn lần London đang tiến ra biển

Tảng băng lớn gấp bốn lần London đang tiến ra biển

Các chuyên gia vùng cực dự đoán rằng tảng băng hàng tỷ tấn này chủ yếu sẽ trải dọc theo cạnh thềm lục địa cho đến khi nó tiến về phía đông của đại dương.

Đăng ngày: 26/09/2017
Chiều nay, áp thấp đi vào các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng

Chiều nay, áp thấp đi vào các tỉnh Quảng Ninh - Hải Phòng

Áp thấp nhiệt đới với sức gió cấp 6, 7, giật cấp 8 sẽ đi vào đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng gây mưa lớn.

Đăng ngày: 25/09/2017
Quốc gia từng hứng động đất mạnh nhất thế giới

Quốc gia từng hứng động đất mạnh nhất thế giới

Các nhà khoa học đánh giá sức mạnh động đất dựa trên cường độ và thời gian xuất hiện của sóng địa chấn, theo Sun.

Đăng ngày: 25/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News